Đất rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, thiên tai tại những khu vực miền núi có địa hình khó khăn. Hiện nay đất rừng được chia làm hai loại là đất rừng sản xuất và đất rừng cần được bảo tồn. Đất rừng cần được bảo tồn là những khu vực rừng chiếm vị trí quan trọng phòng tránh thiên tai và luôn có những cơ quan kiểm lâm thực hiện hoạt động bảo vệ. Còn đối với đất rừng sản xuất thì cũng là khu vực đất rừng nhưng được cấp cho người dân để thực hiện tâng gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi những loại cây phù hợp mang lại lợi ích kinh tế cao. Hiện nay việc cấp đất rừng sản xuất được thực hiện như thế nào? Được quản lý ra sao? Mời bạn đón đọc bài viết “Cấp đất rừng sản xuất như thế nào? ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đất rừng sản xuất?
Rừng là lá phổi xanh của trái đất chắc hẳn là chúng ta đã được nghe qua rất nhiều lần. Ngoài những tác động tích cực đến môi trường thì tại những vùng đồi núi rừng còn giúp chống xói mòn và hạn chế xạt lở. Chính vì vậy những diện tích rừng luôn được chú trọng quản lý và chăm sóc đặc biệt là những cánh rừng tự nhiên có thời gian trồng và chăm sóc lâu. Nhưng cũng có một loại rừng nữa cũng có tác dụng chống xói mòn ngoài ra còn tạo ra những hiệu quả về mặt kinh tế được gọi là rừng sản xuất. Đây cũng là loại rừng chiếm diện tích lớn hiện nay.Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về định nghĩa đất rừng sản xuất là gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và được phân loại thành 02 loại sau:
- Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung. (Khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017)
- Đất rừng sản xuất là rừng trồng
Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng. (Khoản 7 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017)
Điều kiện để chứng nhận quyền sở hữu đất rừng sản xuất là rừng trồng
Việc sở hữu đất rừng sản xuất thuộc về nhà nước. Những cá nhân có nhu cầu canh tác trên đất rừng sản xuất có thể nộp đơn xin hoặc làm hồ sơ đấu giá để được canh tác diện tích đất rừng sản xuất mà mình mong muốn. Khi chủ sở hữu muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với những diện tích rừng được trồng nhân tạo thì phải chứng minh mình là người trồng nên cánh rừng này và chi phí trồng rừng là do mình bỏ ra. Để chứng minh những điều đó người có nhu cầu đăng ký cần chứng minh trên những phương diện sau: Về hồ sơ giao đất để trồng rừng, hợp đồng mua bán, tặng cho thừa kế đất để trồng rừng… Và nhiêu loại giấy tờ khác.
Cụ thể tại Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngoài việc chủ sở hữu đất rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì còn phải có một trong các giấy tờ sau đây thì được chứng nhận quyền sở hữu:
(1) Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;
(2) Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;
(3) Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
(4) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;
(5) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại (1), (2), (3), (3) mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
(6) Đối với tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư;
(7) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng sản xuất thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư;
(8) Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Cấp đất rừng sản xuất như thế nào?
Những hộ gia đình sống tại những khu vực tiếp giáp với rừng có thể sẽ rất muốn tìm hiểu rằng cấp đất rừng sản xuất như thế nào? Để được cấp đất rừng sản xuất thì những cá nhân, hộ gia đình cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định cho việc cấp đất. Nếu diện tích đất rừng mong muuốn được cấp vượt qua hạn mức cho phép của pháp luật thì người dân cần thực hiện chuyển sang thủ tục thuê đất. Về thủ tục thuê đất này chúng tôi đã giới thiệu ở những bài viết trước đây, bạn có thể tham khảo để đưa ra những lựa chọn là sẽ thuê đất hay xin cấp đất rừng sản xuất. Cụ thể vấn đề này như được trình bày ở dưới đây:
Một lưu ý là nếu muốn chuyển nhượng đất rừng sản xuất sang thổ cư thì với chi phí nhất định tương tự như phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư, chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư thì riêng về đất rừng sản xuất chưa có văn bản cho phép.
Việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
(i) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp.
Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
Cụ thể hạn mức giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta.
(ii) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
(iii) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại (i), (ii) thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất thì được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Ngoài ra, nếu đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Theo quy định trên, thẩm quyền giao đất sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và thủ tục thực hiện giao đất cho hộ gia đình sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện, không phải do Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn như vậy việc xã tiến hành giao đất rừng cho hộ gia đình là không đúng quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn thì bạn có thể làm khiếu nại về việc giao đất sai thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra nếu hộ gia đình bạn muốn được cơ quan có thẩm quyền giao đất rừng sản xuất thì khi bạn có thể làm đơn xin giao đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Nếu mục đích sử dụng đất của bạn phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013 thì sẽ được có quan có thẩm quyền xem xét giao đất.
Mời bạn xem thêm
- Ly hôn nhanh thì cần những điều kiện gì theo pháp luật hiện hành?
- Đất rừng tự nhiên có được chuyển nhượng không?
- Điều kiện tách thửa đất rừng sản xuất?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật đất đai đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cấp đất rừng sản xuất như thế nào? “ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại đất này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, đất rừng sản xuất được phân loại thành:
– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Gồm có rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
– Rừng sản xuất là rừng trồng: Gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.Đất rừng sản xuất là gì?
Theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất rừng sản xuất là loại đất rừng được Nhà nước cấp Sổ đỏ.
Theo đó, điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất rừng sản xuất được quy định tại Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan gồm:
– Nguồn gốc sử dụng đất rừng sản xuất thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013
– Việc sử dụng đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Việc sử dụng đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
– Đất rừng sản xuất phải được sử dụng ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật đất đai
– Người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Hiện nay pháp luật không cấm chuyển nhượng đất rừng sản xuất, tuy nhiên khi chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần đảm bảo các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện nêu trên còn cần đáp ứng điều kiện về hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Theo đó, đối với ssất rừng sản xuất là rừng trồng hạn mức chuyển nhượng như sau:
– Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 còn quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.