Hiện này, một số doanh nghiệp nhằm tranh giành khách hàng; đã có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; cung cấp thông tin không trung thực cho khách hàng; thậm chí ép buộc, đe dọa khách hàng;… gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khác; cũng như quyền lợi của khách hàng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật cạnh tranh 2018; quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Như vậy, theo quy định trên, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực; vi phạm tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Hành vi này gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Về chủ thể, cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện bởi các doanh nghiệp; thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; các hiệp hội ngành nghề.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có đối tượng xâm hại cụ thể là lợi ích của Nhà nước, của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện thực (đã xảy ra) nhưng cũng có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi).
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Theo quy định tại Điều 45 Luật cạnh tranh 2018; quy định các trường hợp các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:
+ Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh. Cụ thể dưới các hình thức sau đây: Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh; bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó. Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật kinh doanh; mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
+ Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa; hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch; hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
+ Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp; hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp; gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính; hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở; làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
+ Lôi kéo khách hàng bất chính.
Như bằng các hình thức sau đây: Đưa thông tin gian dối; hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp; hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại; điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa; dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác. So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; nhưng không chứng minh được nội dung.
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Trường hợp nào được miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
- Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Câu hỏi thường gặp
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh; bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh bao gồm:
+ Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
+ Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực; công bằng và lành mạnh; không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền; và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.
Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh gồm:
+ Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
+ Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế; phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.