Tình huống: Sáng nay khi đang dùng đèn đỏ tại ngã tư đường Tố Hữu, tôi có thấy cảnh một chiến sĩ cảnh sát giao thông ra tín hiệu dùng xe đối với một nam thanh niên đi xe không có gương chiếu hậu. Khi nhận được tín hiệu, nam thanh niên lạng lách, vít ga hòng bỏ trốn, lúc đó chiến sĩ cảnh sát đã vung gậy đánh vào tay lái, kéo tay lái làm cho cả người cả xe ngã xuống, nam thanh niên nằm ôm tay tại chỗ. Vậy cảnh sát giao thông làm như vậy có sai không? Cảnh sát giao thông có được “đạp” xe người vi phạm hay không?
Hiện nay việc bắt gặp cảnh các chiến sĩ cảnh sát giao thông bắt người xử lý vi phạm an toàn giao thông không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, rất nhiều người chống đối, biết mình sai nhưng cố bỏ trốn để thoát tiền phạt. Chính vì vậy sự xuất hiện các cảnh đạp đổ xe, dùng gậy đánh vào tay lái để người vi phạm mất lái, ngã nhằm mục đích ngăn cản sự bỏ trốn của các đối tượng đôi khi đã xảy ra, gây lên nhiều thắc mắc trong lòng nhân dân là Cảnh sát giao thông có được “đạp” xe người vi phạm hay không? Hành vi này có bị xử lý hay không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy tham khảo phần tư vấn dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 65/2020/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Hiện tượng cảnh sát giao thông đạp xe người vi phạm
Có thể nói không ai mong muốn mình bị xử phạt vi phạm giao thông. Chính vì vậy hình thành trong suy nghĩ của người tham gia giao thông việc sẽ cố gắng để trốn thoát nếu hành vi vi phạm của mình bị phát hiện. Chính vì vậy mà các chiến sĩ cảnh sát giao thông trong một số trường hợp đã có hành vi đạp ngã xe và người vi phạm xuống đường.
Đối trượng chủ yếu và thường xuyên bỏ chạy đó là nhóm đối tượng những thanh niên trẻ tuổi. Nhóm đối tượng này có sự phản ứng mãnh liệt nếu không muốn nói là “bất chấp” để bỏ chạy.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình là xử lý hành vi vi phạm an toàn giao thông. Các chiến sĩ cảnh sát giao thông cần phải bắt và xử lý triệt để các đối tượng vi phạm. Chính vì vậy mà Cảnh sát giao đã có hành vi đạp xe người vi phạm. Để ngăn chặn sự bỏ trốn của các đối tượng cảnh sát phải làm cho đối tượng không điều khiển kiểm soát được phương tiện nữa. Chống lại sự bất chấp, mãnh liệt bỏ chạy của người vi phạm cảnh sát giao thông đạp đổ xe người vi phạm. Các hành vi xuất hiện: dùng gậy đánh vào phần đầu xe, tay lái xe, dùng tay kéo tay lái, kéo đuôi xe, đạp đổ xe sang phía lề đường,… Vậy thì Cảnh sát giao thông có được đạp xe hay không?
Cảnh sát giao thông có được đạp xe hay không?
Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BCA QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG:
“Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
– Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ
– kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
…”
Theo quy định này của Thông tư, trả lời cho câu hỏi Cảnh sát giao thông có được “đạp” xe người vi phạm hay không? Thì câu trả lời là cảnh sát giao thông được quyền dừng xe nhưng không có quyền đạp đổ xe người vi phạm để dừng xe. Việc dừng xe phải đảm bảo theo quy định tại Điều 16 Thông tư:
“- An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.
-Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, việc dừng phương tiện cần phải đảm bảo an toàn, đúng quy định. Tuy nhiên việc xử lý các hành vi đối phó với cảnh sát, cố gắng bất chấp bỏ chạy thì cũng cần phải có biện pháp ngăn cảnh phù hợp để ngăn chặn.
Xử lý hành vi đạp xe người vi phạm như thế nào?
Tùy thuộc vào hành vi và mục đính và hậu quả mà việc Cảnh sát giao thông có được đạp xe người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Đối với các chiến sĩ cảnh sát giao thông thì càng phải làm gương cho mọi người. Nếu cảnh sát giao thông có đạp xe người vi phạm thì cũng tùy thuộc vào mục đính và hậu quả mà có thể sẽ bị kỷ luật theo quy định ngành tại cơ quan, xử lý hành chính hoặc hình sự.
Về phía người dân, khi bắt gặp hiện tượng Cảnh sát giao thông đạp xe người vi phạm hay có bất cứ dấu hiệu nào vượt quá phạm vi quyền hạn của người cảnh sát giao thông. Hãy nhanh chóng thông báo đến cơ quan địa phương gần đó để kịp thời xử lý những hành vi vi phạm.
Trên đây là những nội dung tư vấn về vấn đề Cảnh sát giao thông có được “đạp” xe người vi phạm hay không? Như vậy cảnh sát giao thông có hành vi đánh, đạp, xô, đẩy ngã xe và người vi phạm tùy thuộc vào động cơ mục đích và hậu quả mà có thể xử lý hành chính hình sự cho phù hợp. Qua đây cũng mong muốn các bạn khi tham gia giao thông hãy tuân thủ đúng quy định luật an toàn giao thông. Chú ý nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102