Lực lượng chức năng có thẩm quyền hoặc được giao xử lý; các vụ việc phát sinh trong đời sống được coi là người đang thi hành công vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu phát sinh trường hợp ngăn cản, chống đối việc điều tra, thực hiện nhiệm vụ thì người thi hành công vụ; có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để giải quyết. Có không ít câu hỏi được đặt ra; vậy hành vi cản trở người thi hành công vụ thì bị xử lý thế nào theo quy định. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Cản trở người thi hành công vụ được hiểu thế nào ?
Hiện nay, pháp luật chưa định nghĩa về hành vi thế nào; được coi là cản trở việc thi hành công vụ. Tuy nhiên, dựa trên những hành vi thực tế ta có thể định nghĩa hành vi này như sau:
” Cản trở người thì hành công vụ là hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm ngăn cản, chống đối quá mức cần thiết so với hành vi xử sự thông thường đối với; cơ quan có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ trong việc điều tra, và chấp hành quy định của pháp luật ”
Trước hết, phải hiểu “người thi hành công vụ” là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ). Đây có thể là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác; có hưởng lương hoặc không hưởng lương; được giao một nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ; cá biệt cũng có trường hợp là công dân bình thường; họ được điều động thực hiện một công vụ cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người thi hành công vụ.
Hành vi “cản trở ” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ , từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật.
Cản trở người thi hành công vụ bị xử lý thế nào ?
Tùy theo mức độ cũng như tính chất của hành vi mà; hành vi cản trở người thi hành công vụ có thể bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thế như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ theo Điều 20 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; có quy định về việc xử phạt đối với hành vi cản trở; chống lại việc thanh tra, kiểm tra; kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc là đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
-Phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng đối với người môi giới; tiếp tay, chỉ dẫn cho tổ chức, cá nhân vi phạm trốn tránh việc thanh tra; kiểm soát, kiểm tra của người thi hành công vụ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng đối với người có một trong những hành vi sau:
- Cản trở hoặc là không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm soát, kiểm tra của người thi hành công vụ.
- Có lời nói hoặc hành động lăng mạ, đe dọa; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ.
- Lôi kéo, xúi giục hoặc là kích động người khác để họ không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm soát, kiểm tra của người thi hành công vụ.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với người có một trong những hành vi sau:
- Dùng vũ lực hoặc là đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ.
- Gây thiệt hại về phương tiện, tài sản của cơ quan nhà nước hoặc của người thi hành công vụ.
- Đưa tài sản, tiền hoặc là lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc bị xử lý vi phạm hành chính.
Cản trở người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Với người có hành vi cản trở người thi hành công vụ; tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống đối người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 với các khung hình phạt như sau:
– Người nào dùng vũ lực hoặc là đe dọa dùng vũ lực hoặc là có dùng thủ đoạn khác; để cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc có hành vi ép buộc họ để họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm, bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 3 năm.
– Với người phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 2 năm cho đến 7 năm:
- Phạm tội có tổ chức.
- Phạm tội 2 lần trở lên.
- Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác phạm tội.
- Gây ra thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
- Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, người có đủ dấu hiệu pháp lý để cấu thành tội chống đối người thi hành công vụ, căn cứ tùy vào tính chất và mức độ phạm tội mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm, hoặc bị phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 7 năm.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Cản trở người thi hành công vụ bị xử lý thế nào theo quy định? Giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được.
Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ttheo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Một trong những hành vi nghiêm cấm của pháp luật giao thông đường bộ là điều khiển phương tiện trong tình trạng say. Khi phát hiện vi phạm, cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo Nghị định 100/2019/NP-CP của Chính phủ. Để ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm đến an toàn giao thông này. Việc ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính là chống người thi hành công vụ. Sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.