Hiện nay, nhiều người lớn tuổi khi muốn kết hôn, đi thêm bước nữa thường bị dị nghị; người thân trong gia đình phản đối, tìm cách cản trở. Vậy hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử lý như thế nào? Đây là vấn đề đang được nhiêu người quan tâm, tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật hôn nhân và gia đình của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Luật người cao tuổi 2009
- Luật hôn nhân và gia định 2014
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Người cao tuổi là ai?
Thông thường, trong một gia đình người Việt; người cao tuổi là người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
Căn cứ Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi như sau:
Điều 2. Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam; người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Do thể trạng sức khỏe của người cao tuổi không được tốt; tham gia các hoạt động thể chất, trí tuệ không được linh hoạt; tuổi càng lớn càng có nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh tật,… Do đó, người cao tuôi luôn được pháp luật, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm, chăm sóc, bảo vệ.
Như thế nào là cản trở người cao tuổi kết hôn?
Người cao tuổi có quyền về hôn nhân như người bình thường. Luật người cao tuổi nghiêm cấm hành vi xâm phạm, cản trở quyền về hôn nhân của người cao tuổi. Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Luật người cao tuổi 2009 quy định như sau:
Điều 9. Các hành vi bị cấm
… 2, Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo đó, người cao tuổi được đăng ký kết hôn khi có đủ các điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn.
Theo đó, mọi hành vi cản trợ người cao tuổi kết hôn đều là vi phạm pháp luật. Căn cứ Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
10, Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Như vậy, cản trở người cao tuổi kết hôn là hành vi của bên thứ ba can thiệp vào; dùng các thủ đoạn như đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách về của cải vật chất,… khiến người cao tuổi không thể thực hiện đăng ký kết hôn; hoặc phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Cản trở người cao tuổi kết hôn bị xử lý thế nào?
Cản trở người cao tuổi kết hôn bị xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
… 2, Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Như vậy, hành vi cản trở người cao tuổi thực hiện quyền kết hôn sẽ xử phạt hành chính; với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Cản trở người cao tuổi kết hôn có thể bị phạt đến 03 năm tù
Tuy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn; người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm sự về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Căn cứu Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Theo quy định trên, hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn bằng cách hành hạ ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc các thủ đoạn tinh vi khác; sẽ bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Cản trở người khuyết tật kết hôn bị xử phạt thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Căn cứ Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Không thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc kết hôn không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.