Xin chào Luật sư X. Vợ chồng tôi đang tính mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ của nhà đầu tư Y tại Hà Nội theo diện trả góp. Luật sư cho tôi hỏi rằng chúng tôi cần lưu ý những điều gì trước khi mua chung cư trả góp? Căn hộ chung cư đang trả góp có được bán hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Những lưu ý trước khi mua chung cư trả góp.
Lần đầu tiên chọn mua căn hộ chung cư trả góp chắc hẳn ai cũng sẽ gặp phải không ít những lúng túng và băn khoăn Trong trường hợp này, trước khi “xuống tiền” bạn nên tham khảo 5 lưu ý đơn giản như sau:
Thứ nhất, tự đánh giá năng lực tài chính.
Tự đánh giá năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng khi mua căn hộ trả góp Hà Nội. Khi bạn đánh giá được tài chính của bản thân và gia đình sẽ giúp hạn chế tình trạng mất khả năng trả nợ hay phát sinh thêm những khoản vay không đáng có.
Trong các cách mua căn hộ trả góp an toàn mà các chuyên gia khuyến cáo, người mua nhà nên xác định khả năng thanh toán qua các chỉ số:
- Khả năng tài chính cá nhân: Là số tiền tiết kiệm hiện có và dự tính mức thu nhập ổn định hàng tháng sau khi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt. Tùy vào nhu cầu chi tiêu của mỗi gia đình nhưng thông thường, chi phí sinh hoạt mỗi tháng chiếm từ 20 – 35% trên tổng thu nhập.
- Khả năng tài chính hỗ trợ: Đây là khoản tiền mà bạn có thể có được từ sự hỗ trợ của người thân, bạn bè, các mối quan hệ khác để mua nhà. Thông thường, tiền hỗ trợ từ nguồn này thường không tính lãi hoặc chỉ áp dụng mức lãi suất thấp.
- Khả năng vay vốn: Trong trường hợp tài chính cá nhân và sự hỗ trợ từ những người xung quanh vẫn chưa đủ để mua nhà, bạn có thể tìm đến các gói vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo năng lực trả nợ, bạn lưu ý không nên vay quá nhiều mà tối đa chỉ nên vay từ 40% giá trị căn hộ trả góp.
- Khả năng trả nợ: Sau khi mua chung cư trả góp thì việc tất yếu phải làm là trả nợ. Lúc này, bạn cần phải lên bảng chi tiết chính xác số tiền cần chi trả cho khoản nợ mỗi tháng cũng như lãi suất đi kèm.
Tóm lại, việc mua căn hộ chung cư trả góp chỉ khả thi nếu khả năng tài chính cá nhân, tài chính hỗ trợ cao hơn khả năng trả nợ. Còn ngược lại, bạn cần xem xét lại kế hoạch mua trả góp của mình hoặc lùi lại thời gian cho phù hợp.
Thứ hai, tìm hiểu thông tin dự án trước khi mua căn hộ trả góp.
Tìm hiểu trước dự án bất động sản muốn mua là một bước quan trọng, là cơ sở để bạn có một cái nhìn tổng thể của dự án như vị trí địa lý, đặc điểm khu dân cư, thiết kế và diện tích, tiện ích, giá cả, sự uy tín từ chủ đầu tư,…
Thứ ba, khảo sát giá căn hộ trả góp.
Hình thức mua căn hộ trả góp hiện nay có 2 dạng là bất động sản có sẵn đã có người ở bán lại (thứ cấp) và bất động sản do chủ đầu tư bán ra, có thể hình thành trong tương lai (sơ cấp). Để khảo sát giá căn hộ, bạn có thể tìm hiểu qua 2 cách sau:
- Đối với chung cư đã có người ở: Để khảo sát giá bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn hoặc các nền tảng chuyên về bất động sản. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp và hỏi thăm những cư dân tại khu chung cư để có được những thông tin hữu ích.
- Đối với chung cư hình thành trong tương lai hoặc đang xây dựng: Tìm hiểu trực tiếp tại trang web của chủ đầu tư hoặc các website bất động sản uy tín. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy mọi thông tin cần thiết về giá căn hộ, chi phí liên quan và chính sách ưu đãi khi mua căn hộ trả góp…
Thứ tư, kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng mua bán căn hộ trả góp.
Trước khi ký kết vào bản hợp đồng mua nhà, bạn nên xem xét kỹ các điều khoản quy định trong hợp đồng mua nhà. Các điều khoản về giá cả, phương thức và thời gian thanh toán phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng. Tránh việc bị phát sinh thêm các chi phí không hợp lý cũng như thời hạn thanh toán không phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của bạn.
Thứ năm, quan tâm đến các yếu tố ngoại quan.
Yếu tố phong thủy đóng vai trò khá quan trọng trong việc chọn hướng và tâm nhà. Nếu là người quan tâm tới phong thủy, bạn nên xem xét tuổi và mệnh của mình sao cho phù hợp với địa thế của căn hộ trước khi quyết định mua. Tránh trường hợp sau khi mua về phải tốn quá nhiều tiền để cải tạo và chi tiêu cho việc hóa giải phong thủy xấu.
Căn hộ chung cư đang trả góp có được bán hay không?
Việc mua bán chung cư theo hình thức trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
– Do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở.
– Trong thời gian chung cư đang trả góp thì bên mua chung cư được sử dụng và có trách nhiệm bảo trì trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc trong thời hạn bảo hành của chung cư.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở khẳng định:
Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo quy định này, nếu bên mua chung cư đang trả góp muốn được bán cho người khác thì bắt buộc phải thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở cho bên bán trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, nếu mua chung cư theo dạng trả theo tiến độ với chủ đầu tư hoặc trả góp cho người bán thì chỉ khi trả toàn bộ số tiền mua chung cư, người mua mới được phép bán cho người khác trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tương tự, khi thế chấp vay trả góp của ngân hàng, nếu muốn được bán cho người khác, theo khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thế chấp được bán căn chung cư đang thế chấp ngân hàng cho người khác nếu được ngân hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu các bên thoả thuận hoặc ngân hàng đồng ý bán chung cư đang trả góp thì có thể hiện các cách sau đây:
– Chủ đầu tư ký Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư khi chưa thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.
– Các bên ký huỷ hợp đồng mua bán chung cư dưới dạng trả góp cũ và bên bán sẽ ký trực tiếp hợp đồng mua bán chung cư với người mua mới (nếu bên mua cũ chưa thực hiện sang tên Sổ đỏ) hoặc lập Văn bản thoả thuận về việc bán chung cư đang trả góp giữa ba bên: Người mua cũ, người bán và người mua mới.
– Lập thoả thuận ba bên giữa ngân hàng, người mua, người bán về việc ngân hàng đồng ý bán căn hộ chung cư đang trả góp cho người khác. Đồng thời, thực hiện giải chấp tài sản, ký lại hợp đồng mua bán và sang tên Sổ đỏ cho người mua mới.
Trong trường hợp này, các bên có thể thực hiện chuyển nghĩa vụ vay vốn của ngân hàng cho người khác theo quy định tại Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?
- Căn hộ chung cư có thể dùng làm nhà ở công vụ không?
- Người Hàn Quốc đã cư trú ở Việt Nam có được mua nhà không?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Căn hộ chung cư đang trả góp có được bán hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về ủy quyền quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nơi công chứng hợp đồng đặt cọc mua chung cư là tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có căn hộ chung cư đặt cọc (theo Điều 42 Luật Công chứng).
Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự khẳng định:
Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.
Theo quy định này, sau khi thế chấp căn hộ chung cư tại ngân hàng thì người thế chấp không được bán cho người khác trừ trường hợp được bên ngân hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
Để mua chung cư, có hai hình thức thanh toán:
– Trả chậm, trả dần: Theo Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014, các bên có thể thoả thuận về hình thức trả chậm, trả dần và ghi vào hợp đồng mua bán nhà ở. Tức là, người mua chung cư có thể không cần phải trả ngay toàn bộ số tiền mua chung cư mà có thể trả theo hình thức do người mua và người bán thoả thuận cho người bán.
– Trả toàn bộ số tiền: Người mua có thể trả toàn bộ số tiền từ số tiền mà mình có hoặc có thể vay ngân hàng;