Xin chào Luật sư, tôi đọc trên mạng xã hội có những trường hợp nhận làm căn cước công dân mà không phải cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Kính nhờ Luật sư giải thích cho tôi vấn đề Căn cước công dân có làm giả được không?
Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Căn cước công dân có làm giả được không” của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Căn cước công dân có làm giả được không?
Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân là những giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng.
Chúng được sử dụng trong rất nhiều tình huống như: Xuất trình với cơ quan có thẩm quyền để chứng minh nhân thân, thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng trong các giao dịch dân sự… Chính vì thế, Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân thường là vật bất ly thân với của mỗi người.
Bất chấp vi phạm pháp luật, các dịch vụ làm Căn cước công dân giả vẫn được quảng cáo tràn lan trên mạng. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa “làm Căn cước công dân giả” hay “làm Chứng minh nhân dân giả” muôn vàn dịch vụ làm giấy tờ giả sẽ xuất hiện.
Với Căn cước công dân gắn chip đang được cơ quan Công an cấp hiện nay, việc làm giả chỉ bắt trước được một phần hình thức bên ngoài. Thẻ Căn cước công dân giả sẽ không bao giờ giống hoàn toàn cũng như có được thông tin trên con chip như thẻ Căn cước công dân thật.
Vì vậy, việc sử dụng Căn cước công dân giả sẽ rất khó qua mắt được cơ quan có thẩm quyền.
=> Như vậy việc làm làm giả căn cước công dân là trái với quy định của pháp luật
Quy định pháp luật về thẩm quyền cấp căn cước công dân
Theo điều 27 Luật CCCD, thủ trưởng cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: Cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an, cơ quan quản lý CCCD của công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của công an cấp huyện.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân như hiện nay đang triển khai.
Như vậy, công an là lực lượng duy nhất có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục và cấp thẻ CCCD cho công dân. Nhằm tránh trường hợp lừa đảo như vụ việc xảy ra tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, công dân có nhu cầu cấp thẻ CCCD cần đến các địa chỉ đã nêu ở trên để làm thủ tục.
Ngoài hình thức cấp CCCD trực tiếp tại trụ sở, lực lượng công an nhiều địa phương còn tổ chức cấp lưu động (tại xã, cơ quan, tổ chức…) hoặc đến tận nhà riêng (với trường hợp già yếu, không thể đi lại…). Dù hình thức nào, cán bộ làm thủ tục đều là lực lượng công an có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật (trang phục, tác phong…).
Quy định pháp luật về xử phạt hành chính hành vi làm giả căn cước công dân và sử dụng căn cước công dân giả
Theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả.
Quy định pháp luật về xử lý hình sự hành vi làm giả căn cước công dân và sử dụng căn cước công dân giả
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả có thể bị truy cứu về các tội sau:
- Người làm giả CMND/CCCD thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
- Người sử dụng CMND/CCCD giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Theo đó Điều 341 Bộ Luật HÌnh sự 2015 quy định như sau:
“
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Có thể bạn quan tâm
- Bao nhiêu tuổi được làm căn cước công dân gắn chip?
- Cách ghi nơi cấp căn cước công dân như thế nào năm 2022?
- Cách kiểm tra thẻ căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Căn cước công dân có làm giả được không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến thủ tục cấp CCCD, một số bạn đọc có hỏi thế nào là mã số định danh, đối tượng nào thì được cấp mã định danh.
Trên cơ sở quy định của Nghị định 47/2020 về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH – Bộ Công an đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (CNTT) – Bộ Tư pháp tổ chức cấp số định danh cá nhân cho công dân đăng ký khai sinh từ ngày 1-1-2016.
Mã số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ CCCD (12 số). Mã số định danh gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết, không thay đổi và không trùng lặp với số định danh người khác.
Mã số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân.
Hiện nay có hai hình thức cấp mã số định danh cá nhân, gồm thông qua cấp CCCD và đăng ký khai sinh. (Theo Bộ Công an)
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.