Xin chào Luật sư X. Tôi mới làm căn cước công dân được 2 năm về trước, hiện tại tôi không sinh sống và làm việc tại quê nhà. Căn cước công dân của tôi vẫn còn thời hạn. i có thắc mắc căn cước công dân có bắt buộc không, phải làm sang căn cước gắn chip không? Mức xử phạt khi không đổi sang căn cước công dân gắn chip như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân gắn chíp điện tử là gì?
Có thể hiểu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử( thẻ căn cước điện tử ); là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thẻ căn CCCD có gắn chip điện tử có giá trị chứng minh về căn cước công dân; và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch.
Năm 2022, căn cước công dân có bắt buộc không?
Các trường hợp người sử dụng Căn cước công dân (cả có chip và mã vạch) phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
- Bị mất Chứng minh nhân dân.
Như vậy, CCCD gắn chíp là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/ CCCD mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…Vì vậy, nếu thuộc 01 trong các trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Căn cước công dân gắn chip và lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip?
– Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
– Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip:
Kể từ ngày 01/7/2022 trở đi, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định như sau:
Mức thu lệ phí từ 01/7/2022 trở đi được quy định như sau:
– Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD là 30.000 đồng/thẻ CCCD.
– Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.
– Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ CCCD.
Mức xử phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Theo quy định trên, nếu thuộc các trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip nhưng không đổi thì người dân có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thẻ căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp nào?
- Hạn làm căn cước công dân gắn chíp là bao lâu?
- Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân bị sai thông tin
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Năm 2022, căn cước công dân có bắt buộc không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 48/2019/TT-BCA, công dân có thể đến Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.
Riêng đối với trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân do bị mất hoặc cấp đổi thẻ căn cước công dân do thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; cấp đổi thẻ căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì người dân có thể đến bất kỳ Công an cấp tỉnh nào nơi thuận tiện nhất để làm thủ tục.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
“Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.”
Theo đó, mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi:
“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân được cấp đổi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân có yêu cầu.
Do đó, dù Căn cước công dân mã vạch cũ vẫn còn hạn nhưng người dân vẫn được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.
Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc nếu không có chuyện gì thật sự quan trọng để sử dụng Căn cước công dân gắn chip thì vẫn có thể sử dụng căn cước công bình thường. Vì thời gian làm Căn cước công dân gắn chip có thể tốn nhiều thời gian.