Ngày 22/12, Công an huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đang vào cuộc điều tra vụ việc cán bộ thú y xã Khánh Hải và một Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Khánh có hành vi nâng khống trọng lượng lợn phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi, để trục lợi bất chính. Vậy hành vi nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Cán bộ nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy phạm tội gì?
Hiện nay, các vụ việc liên quan đến cán bộ lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm trục lợi chiếm đoạt tài sản; xảy ra ngày càng nhiều. Những hành vi này gây ra bức xúc rất lớn trong dư luận. Cán bộ nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; tại Điều 355 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017; quy định về tôị Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Cấu thành tội phạm của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể của tôi phạm
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi lên và phải có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành nghề, chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là chủ thể đặc biệt; tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới chiếm đoạt được tài sản của người khác.
Tuy nhiên, những người không có chức vụ; quyền hạn vẫn có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.
Khách thể của tội phạm
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội và quan hệ sở hữu (sở hữu của công dân).
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình; nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ; quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ; quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của người khác; người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ; quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản..
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.
+ Nếu người phạm tội không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng sự tín nhiệm này mà chiếm đoạt tài sản của họ thì đây là thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.
Kết quả
Kết quả là nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.
Phương tiện
Phương tiện chính là chức vụ, quyền hạn được lạm dụng để thực hiện hành vi
Mặt chủ quan của tội phạm
Mục đích: mục đích chiếm đoạt tài sản
Dấu hiệu lỗi: lỗi cố ý.
Dấu hiệu động cơ phạm tội: động cơ phạm tội được pháp luật quy định là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là hành vi làm trái công vụ được thúc đẩy thực hiện nhằm có được một hoặc một số lợi ích vật chất nhất định. Còn động cơ cá nhân khác có thể là do nể tình riêng, vì tình cảm cá nhân, hoặc vì các lợi ích phi vật chất khác như danh tiếng hoặc địa vị xã hội.
Cán bộ nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 355 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017; quy định về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Có các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng
- Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hành vi nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể bị phạt tù lên đến mức chung thân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tội đưa hối lộ bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật?
- Hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào theo quy định
- Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Cán bộ nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt
Chức vụ là vị trí, vai trò nhất định trong một tổ chức cụ thể, người nắm giữ chức vụ thương là những người có quyền lực trong một cụ thể.
1) Công chức loại A – có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên;
2) Công chức loại B – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;
3) Công chức loại C – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;
4) Công chức loại D – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.