Hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện quan trọng đối với người lao động cao tuổi theo quy định. Người lao động cao tuổi có khả năng lao động thấp do suy giảm khả năng lao động mà khó tìm được việc làm, cũng chính vì thế bảo hiểm hưu trí sẽ giúp bù đắp một phần thu nhập cho họ nhằm giảm bớt nổi lo kinh tế, duy trì cuộc sống. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng tăng, dẫn đền lương tối thiểu vùng cũng tăng theo. Vậy cán bộ hưu trí có được tăng lương không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Tuổi nghỉ hưu là gì?
Tuổi nghỉ hưu hay gọi cách cách là tuổi hưu trí. Đó là độ tuổi mà tại thời điểm đó người lao động có đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ khi rời khỏi độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
Hay nói cách khác thì nghỉ hưu là việc mà người lao động sẽ được nghỉ công việc hiện tại của mình khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định được pháp luật quy định là sẽ không phải làm việc nữa. Theo quy định của pháp luật lao động thì khi tới tuổi nghỉ hưu người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
Bộ Luật lao động hiện hành thì độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.
Quy định pháp luật về tuổi nghỉ hưu
Thứ nhất, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo quy định trên thì để đảm bảo được điều kiện nghỉ hưu thì trước tiên người lao động phải đảm bảo về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo luật bảo hiểm xã hội. Từ đó để có căn cứ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Thứ hai, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Như quy định trên thì độ tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định khá cụ thể là 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Thứ ba, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, kể từ năm 2021 trở đi thì quy định độ tuổi nghỉ hưu của nam sẽ là đủ 60 tuổi 03 tháng và của nữ sẽ là đủ 55 tuổi 04 tháng. Ngoài ra, mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Thứ tư, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quy định trên đối với những trường hợp đặc biệt của người lao động như: người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thì đối với các trường hợp này thì tuổi nghỉ hưu sẽ được tính thấp hơn mức quy định trên nhưng sẽ không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ năm, người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với những lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt thì những người này sẽ được tính tuổi nghỉ hưu cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cán bộ hưu trí có được tăng lương không?
Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được quy định theo thời gian đóng BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.
Cụ thể cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong khu vực nhà nước và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH do người sử dụng lao động đóng quyết định. Vì vậy, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.
Công thức tính mức hưởng lương hưu:
Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Dưới những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngày 19/06/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14 trong đó thống nhất không tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020. Vì thế, từ 01/07/2020 đến 30/06/2021, mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không được điều chỉnh tăng lên 7,38% như dự kiến trước đó (tăng từ 1,49 triệu/ tháng lên 1,6 triệu/ tháng).
Từ 01/07/2021, mức lương hưu của các cán bộ hưu trí sẽ thế nào? Có tăng hay không?
Theo thông tin mới ghi nhận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Nghị quyết số 122/2020/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, trong đó chỉ rõ, lương cơ sở năm 2021 vẫn được giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng (để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và giải quyết một số vấn đề cấp bách khác). Do đó, ở thời điểm hiện tại (năm 2021), mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không tăng
Tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến mức hưởng của cán bộ hưu trí hay không?
Từ ngày 01/07/2019 khi tăng lương cơ sở thì cán bộ hưu trí đã hưởng lương hưu trước ngày 1/7/2019 sẽ được Chính Phủ điều chỉnh mức hưởng lương hưu. Cụ thể là mức hưởng lương hưu được tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu đang nhận. Quy định về tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến mức hưởng của cán bộ hưu trí hay không được giải thích như sau:
Căn cứ Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 57. Điều chỉnh lương hưu
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội”.
Bên cạnh đó, Điều 1 và Điều 2 Nghị định 44/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Điều 2. Thời điểm và mức điều chỉnh“
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này”.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay có nhu cầu dùng đến đến dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đổi đất ao sang thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, Nnười lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trước đó, tại Tờ trình đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tức tăng 20,8%).
Theo phân tích của Chính phủ, trong 3 năm qua, lương cơ sở mới được điều chỉnh một lần từ ngày 01/7/2019, trong khi chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 7/2019 ước tính đến hết năm 2022 đã tăng khoảng 10%.
Việc không tăng mức lương cơ sở đã làm cho đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng nhiều.
Vì vậy, để đảm bảo cân đối thu nhập của cán bộ, công chức với tình hình kinh tế của quốc gia, Chính phủ cũng dự kiến thời điểm tăng lương cơ sở là từ ngày 01/7/2023.
Để kịp thời hỗ trợ giảm khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh giá cả các mặt hàng leo thang, nhiều đại biểu Quốc hội còn đề xuất tăng lương cơ sở sớm hơn lộ trình mà Chính phủ đề xuất là 06 tháng, tức tăng lương cơ sở từ ngày 01/01/2023.
Giáo viên thuộc diện đối tượng điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP sẽ được tăng lương hưu.
Đối tượng điều chỉnh gồm:
Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng;
Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Cụ thể ở đây, giáo viên là:
Viên chức thuộc diện đang hưởng lương hưu;
Các giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn;
Giảng dạy tại các trường học không phải công lập (theo diện người lao động tự do);
Nếu đang hưởng hương hưu thì đều sẽ được tăng lương so với quy định cũ từ 1/7/2023.