Có không ít vụ việc sử dụng xe công vào việc tư khiến dư luận xôn xao, bức xúc. Những sự việc dùng xe công đi lễ chùa, đi đám cưới, dùng vào việc riêng… liên tục bị phát hiện. Việc này đã được nhiều lần nhắc tới, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên tục có những thông điệp quán triệt chặt chẽ về việc sử dụng xe công đúng mục đích. Vậy, Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công
- Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
Nội dung tư vấn
Xe công là xe gì?
Xe công được hiểu theo nghĩa giản đơn là phương tiện giao thông thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, phục vụ cho mục đích công cộng, hoạt động của các cán bộ Nhà nước.
Xe công cũng được xem là một loại tài sản công. Vì thế, việc quản lý và sử dụng xe công sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý; sử dụng tài sản công 2017. Tại Khoản 4 Điều 10 của Luật này có nêu rõ việc nghiêm cấm hành vi:
“Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức”.
Cụ thể hơn, cũng theo quy định của Luật này; đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước và tại đơn vị sự nghiệp công lập; bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được mượn, sử dụng xe công vào mục đích cá nhân.
Trong các văn bản quy định pháp luật, xe công; đặc biệt là xe ô tô, được định nghĩa cụ thể hơn; với bốn loại chính là xe ô tô phục vụ các công tác chức danh; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng và xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại ô tô được quy định cụ thể tại Nghị định 04/2019/NĐ-CP.
Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định?
Kể từ ngày 01/9/2019, mọi hành vi sử dụng xe công sai mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, địch mức sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Tại điểm c Khoản 2 Điều 8 Mục 1 Chương II Nghị định này quy định như sau:
“Điều 8. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công
2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.”
Mức phạt tiền vừa nêu là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính; thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức; theo quy định tại Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với cán bộ đi xe công làm việc riêng
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý; sử dụng tài sản công đối với hành vi này là 1 năm và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; được quy định tại Điều 28 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này ra quyết định xử phạt.”
Trên cơ sở quy định vừa nêu, đối chiếu các quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định 63/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi này được xác định như sau:
– Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra:
1. Chánh Thanh tra bộ;
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ;
3. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở.
Hình phạt bổ sung khi cán bộ đi xe công làm việc riêng
Theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP, việc sử dụng tài sản công không đúng mục đích, cụ thể là xe công (xe ô tô), sẽ nằm ở khung phạt cao nhất trong các loại tài sản công là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, những cán bộ có hành vi sử dụng xe công vào việc riêng còn phải đối mặt với các hình thức kỉ luật, khiển trách tại cơ quan làm việc. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích thi đua của người cán bộ như việc cắt thưởng, cắt thi đua, chậm lên lương, …thậm chí làm họ mất cơ hội được xét tuyển, bổ nhiệm vào những vị trí cao hơn.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ bị phạt tù ra sao?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa tham nhũng thì người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
– Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Khung 3
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.