Khi cầm cố tài sản, người dân phải tuân thủ quy định pháp luật. Việc cầm cố tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Vậy cầm xe không chính chủ có bị phạt không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Cầm xe không chính chủ có bị phạt không?
Vào ngày 16 tháng 6 năm 2020, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định về các trình tự, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Những phương tiện này bao gồm: Xe ô tô; xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự. Theo đó, tại khoản 3 Điều 26 trong Thông tư của Bộ Công an nêu rõ: Các loại xe đã chuyển quyền sở hữu cho nhiều người, tuy nhiên lại thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết để tiến hành đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Sau ngày 31 tháng 12 năm 2021, bạn sẽ không thể điều khiển các phương tiện giao thông không chính chủ thông qua hình thức mua xe bằng cách tiệm cầm đồ hay mua xe bằng giấy tay, các hợp đồng mua bán, tặng hoặc thừa kế không hợp pháp… mà chỉ có giấy chứng nhận đã đăng ký xe sang tên cho chính chủ.
Nếu chủ xe không chịu thực hiện sang tên xe theo đúng thời hạn mà Thông tư của Bộ Công an yêu cầu thì từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, dù cho bạn có giấy đăng ký xe, có biển số xe thì những loại xe đã quy định không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu vẫn không được giải quyết sang tên. Đồng thời, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do lỗi xe không chính chủ.
Mức phạt đối với hành vi cầm xe không chính chủ
Mức phạt của từng loại xe cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân điều khiển các loại xe gắn máy, xe mô tô hay các loại xe tương tự như xe gắn máy, xe mô tô: Phạt từ 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.
- Đối với tổ chức điều khiển xe gắn máy, xe mô tô cũng như các loại xe tương tự: Phạt từ 800.000 VNĐ đến 1.200.000 VNĐ.
- Đối với cá nhân điều khiển các loại xe ô tô, xe đầu kéo hay các loại xe tương tự: Phạt từ 2.000.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ.
- Đối với tổ chức điều khiển xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự: Phạt từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.
Cầm xe không chính chủ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 292 của Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015 có quy định rõ ràng về việc Cầm cố tài sản. Nó là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công dân.
Theo Điều 309 của Bộ Luật Dân sự có quy định rằng việc Cầm cố tài sản là việc một bên (hay còn gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của bản thân mình cho bên còn lại ( hay còn gọi bên nhận cầm cố) nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Việc cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi nào bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. Song, trong trường hợp bạn cầm cố xe cho cửa hàng cầm đồ, mà xe này là tài sản không chính chủ (không có giấy tờ xe). Do đó, việc cầm cố xe không chính chủ là vi phạm quy định của pháp luật. Nếu chủ cửa hiệu cầm đồ tài sản đồng ý nhận cầm xe mà không có bất cứ giấy tờ nào thì cũng đồng nghĩa rằng ông ta đã vi phạm quy định của pháp luật.
Người đăng ký xe có cơ sở để đòi lại tài sản trong trường hợp người không chính chủ đi cầm cố xe của mình. Nó đúng với quy định tại Điều 166 của Bộ Luật Dân sự 2015. Chủ sở hữu hay chủ thể của tài sản (ở đây là xe) có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu hoặc người sử dụng tài sản. Trong khi đó, những người được lợi về tài sản sẽ không có căn cứ pháp luật. Nếu bạn là chủ xe đang bị một đối tượng khác không phải chính chủ cầm cố thì hãy ngay lập tức mang Giấy đăng ký xe đến để chứng minh quyền sở hữu đối với chiếc xe và trình bày lên cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Cơ quan Công an sẽ điều tra và lấy lại chiếc xe đã bị đối tượng khác cầm cố đem về cho bạn.
Đối với những người không phải chính chủ nhưng lại đem xe đi cầm đã có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định căn cứ Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có thể bị phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù tùy theo mức độ phạm tội.
Đối với chủ cửa hàng chấp nhận cầm cố xe không chính chủ, có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù giam.
Mời bạn xem thêm:
- Những lỗi vi phạm giao thông nào cần hình ảnh?
- Thứ tự các xe đi như thế nào la đúng quy tắc giao thông?
- Hướng dẫn cách tra cứu biên bản vi phạm giao thông nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Cầm xe không chính chủ có bị phạt không?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý riêng so với các biện pháp bảo đảm khác như sau:
– Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản; bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố.
– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố; mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ; phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay; bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
Bộ Luật Hình sự quy định như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp; tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ – 50.000.000VNĐ; phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.
Xét theo bản chất của cầm cố; là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ; nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố; nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.
Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.
– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.