Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Trên thực tế, có nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh cầm đồ nhưng không ứng đủ điều kiện để kinh doanh cũng như trong quá trình hoạt động; có xảy ra nhiều vi phạm. Vậy, các hành vi của chủ cẩm đồ bị xử lý như thế nào? Cầm đồ tài sản không chính chủ sẽ bị xử lý ra sao?
Xin chào Luật sư! Anh trai tôi cho bạn mượn xe máy cụ thể là xe SH để đi chơi. Tuy nhiên, bạn đó đã cầm cố chiếc xe để lấy đi đánh bạc. Khi biết chuyện, anh tôi đã đến nơi bạn đó cầm cố để chuộc lại chiếc xe. Mặc dù, chiếc xe vẫn đang ở cửa hàng; nhưng chủ cửa hàng không đồng ý cho chuộc lại với lý do đã quá hạn ghi trên giấy tờ cầm cố. Luật sư cho tôi hỏi: Cửa hàng cầm cố tài sản không chính chủ thì thời hạn ghi trên giấy tờ có giá trị pháp lý không? Nếu tôi báo công an thì cửa hàng có bị xử lý không? Rất mọng nhận được sự phản hồi của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nôi dung tư vấn
Cầm cố tài sản là gì?
Khoản 1 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 quy định Cầm cố tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Điều 309 Bộ Luật dân sự quy định Cầm cố tài sản là việc một bên ( bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia ( bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đặc điểm của quan hệ cầm cố tài sản?
Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý riêng so với các biện pháp bảo đảm khác như sau:
– Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản; bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố.
– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố; mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ; phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay; bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
Hiệu lực của cầm cố tài sản?
Điều 310 của Bộ luật này quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:
“1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.
Như vậy, chỉ có chủ sở hữu tài sản (trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác) mới được cầm cố tài sản đó. Thông tin của bạn cho thấy; bạn của anh trai bạn đã cầm cố chiếc điện thoại của anh ấy là không đúng quy định nêu trên.
Cầm đồ tài sản không chính chủ sẽ bị xử lý như thế nào?
Việc mang xe ra hiệu cầm đồ để nhận lại một số tiền nhất định là giao dịch cầm cố tài sản theo quy định tại điều 309 BLDS 2015 về cầm cố tài sản:
Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Việc cầm cố tài sản chỉ được thực hiện khi một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia; tuy vậy trong trường hợp này bạn của anh trai bạn đã cầm cố xe máy cho cửa hàng – cầm đồ tài sản không chính chủ (không có giấy tờ xe); vì vậy việc cầm cố tài sản trong trường hợp này là không đúng theo quy định của pháp luật; và việc chủ cửa hiệu cầm đồ đồng ý nhận cầm cố chiếc xe mà không có giấy tờ cũng là vi phạm quy định của pháp luật.
Vì vậy, bạn có cơ sở để đòi lại tài sản là chiếc xe máy trong trường hợp này theo quy định tại điều 166 Bộ Luật dân sự 2015: “Chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản; người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Do đó, trong trường hợp này; bạn có thể mang Giấy đăng kí xe của bạn (để chứng minh quyền sở hữu của mình với chiếc xe) lên cơ quan Công an tại địa phương; để nhờ cơ quan Công an lấy lại chiếc xe này cho mình.
Xử phạt đối với chủ cửa hàng cầm đồ
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
Bộ Luật Hình sự quy định như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp; tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ – 50.000.000VNĐ; phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại khoản 2, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; về xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực thì người chủ cửa hàng cầm đồ có thể bị xử phạt hành chính đối với những hành vi sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;
đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;
e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác; mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
g) Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền”.
Tùy theo người chủ cừa hàng cầm đồ; có những hành vi vi phạm nào mà sẽ bị xử phạt về hành chính đối với hành vi đó.
Về hình phạt đối với người mang xe của bạn đi cầm đồ
Trường hợp có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 – Bộ Luật hình sự 2015:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng; và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015; thì việc Cầm cố tài sản là ô tô được quy định cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố); giao ô tô thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố); để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.
Xét theo bản chất của cầm cố; là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ; nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố; nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.
Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.
– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.
Căn cứ Điều 194 Bộ luật dân sự năm 2015; thì Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy; hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Căn cứ Điều 194 Bộ luật dân sự năm 2015; thì người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.