Cầm cố tài sản là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bên nhận cầm cố trong một khoảng thời gian nhất định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, hiện nay có không ít trường hợp cầm cố tài sản không chính chủ tại các cửa hàng cầm cố. Một số trường hợp, mặc dù đã biết tài sản không chính chủ nhưng chủ cửa hàng vẫn nhận cầm cố tài sản đó. Vậy theo quy định, hành vi Cầm cố tài sản không chính chủ bị xử phạt như thế nào? Chủ cửa hàng nhận cầm cố tài sản không chính chủ có bị xử phạt không? Chủ sở hữu có được đòi lại tài sản cầm cố khi đã bị chủ tiệm cầm đồ bán cho người thứ ba không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là cầm cố tài sản?
Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015.
Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý riêng so với các biện pháp bảo đảm khác như sau:
- Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố.
- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
Cầm cố tài sản không chính chủ bị xử phạt như thế nào?
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Việc cầm cố tài sản chỉ được thực hiện khi một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia; tuy vậy trong trường hợp này bạn của anh trai bạn đã cầm cố xe máy cho cửa hàng – cầm đồ tài sản không chính chủ (không có giấy tờ xe); vì vậy việc cầm cố tài sản trong trường hợp này là không đúng theo quy định của pháp luật; và việc chủ cửa hiệu cầm đồ đồng ý nhận cầm cố chiếc xe mà không có giấy tờ cũng là vi phạm quy định của pháp luật.
Vì vậy, bạn có cơ sở để đòi lại tài sản là chiếc xe máy trong trường hợp này theo quy định tại điều 166 Bộ Luật dân sự 2015: “Chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản; người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Do đó, trong trường hợp này; bạn có thể mang Giấy đăng kí xe của bạn (để chứng minh quyền sở hữu của mình với chiếc xe) lên cơ quan Công an tại địa phương; để nhờ cơ quan Công an lấy lại chiếc xe này cho mình.
Mức xử phạt đối với hành vi cầm cố tài sản không chính chủ
Trường hợp có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 – Bộ Luật hình sự 2015:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng; và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Chủ cửa hàng nhận cầm cố tài sản không chính chủ có bị xử phạt?
Mức xử phạt hành chính
Theo Khoản 3 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;…”
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;…”
Như vậy, Chủ cửa hàng nhận cầm cố tài sản không chính chủ có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp căn cứ theo quy định nêu trên.
Chủ cửa hàng nhận cầm cố tài sản không chính chủ có bị xử lý hình sự?
Chủ cửa hàng nhận cầm cố tài sản không chính chủ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Bộ luật hình sự. Cụ thể:
- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp; tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ – 50.000.000VNĐ; phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Chủ sở hữu có được đòi lại tài sản cầm cố khi đã bị chủ tiệm cầm đồ bán cho người thứ ba không?
Tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Do đó, với trường hợp chủ tiệm cầm đồ đã bán tài sản của chủ sở hữu (khi đã hết hạn cầm cố) cho người thứ ba mà người đó là người thứ ba ngay tình thì giao dịch giữa người thứ ba và chủ tiệm cầm đồ sẽ không bị vô hiệu (nếu như tài sản được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Nếu rơi vào trường hợp trên thì chủ sở hữu sẽ không thể đòi lại tài sản của mình từ người thứ ba ngay tình, tuy nhiên chủ sở hữu vẫn có thể khởi kiện để yêu cầu chủ tiệm cầm đồ hoàn trả lại chi phí hợp lý và bồi thường lại tài sản cho chủ sở hữu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cầm cố tài sản không chính chủ”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hồ sơ vay vốn ngân hàng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Như vậy, theo quy định trên bên nhận cầm cố chỉ có quyền bán tài sản cầm cố khi đã hết hạn cầm cố mà bên cầm cố chưa thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ theo quy định hiện hành, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp bạn có thỏa thuận với chủ tiệm cầm đồ về việc cho phép họ được sử dụng chiếc xe của bạn thì vấn đề này đúng quy định. Ngược lại, trong trường hợp bạn thỏa thuận với chủ tiệm cầm đồ về việc không cho phép họ được sử dụng chiếc xe của bạn thì việc họ sử dụng chiếc xe của bạn là vi phạm pháp luật.
Theo Điểm i Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
Như vậy, theo quy định trên chủ tiệm cầm đồ không lập hợp đồng khi cầm cố tài sản sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc chủ tiệm cầm đồ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có từ việc cầm cố tài sản mà không lập hợp đồng.