Xin chào Luật sư X, tôi có mượn xe máy của bạn để tiện cho việc đi làm của mình. Tuy nhiên, vì thua bạc nên tôi đã cầm cố chiếc xe máy của bạn để có tiền chơi bạc tiếp nhưng bị thua trắng tay. Vậy việc tôi cầm cố tài sản của người khác thì có thể bị xử phạt như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Cầm cố tài sản là gì?
Hiện nay, việc cầm cố tài sản trên thực tế là giao dịch phổ biến mà người ta thường thực hiện. Tuy nhiên, lại có rất ít người nắm rõ và tìm hiểu về nó theo quy định pháp luật. Vậy, bài viết này Luật Hừng Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cầm cố tài sản.
Khái niệm Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự.
Theo Điều 309 BLDS 2015 thì Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Hiệu lực của cầm cố tài sản
+ Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Nghĩa vụ của bên cầm cố
+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Sử dụng tài sản của người khác đi cầm cố thì giao dịch đó có hiệu lực không?
Tại Điều 309 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố là việc giao tài sản của mình cho bên cầm cố; như vậy chỉ có người có quyền sở hữu hợp pháp với tài sản thì mới được quyền đi cầm cố tài sản cho người khác.
Đối với giao dịch cầm cố vô hiệu thì xử lý tài sản cầm cố như thế nào?
Căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Cầm cố tài sản của người khác bị xử phạt thế nào?
Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
- Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định này, giao dịch cầm cố phát sinh khi bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố, để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Do đó, chỉ có bạn mới có quyền mang tài sản của mình đi cầm cố hoặc ủy quyền cho người khác mang đi cầm cố.
Như vậy, việc bạn mang tài sản của người khác cụ thể là xe máy đi cầm cố mà không có sự đồng ý của người cho mượn và không có giấy tờ hợp pháp là hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 – Bộ Luật hình sự 2015:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng; và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh khi người mượn xe đem xe đi cầm cố
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo Khoản 3 Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì tranh chấp này là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nên thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng kí xe ô tô, xe máy;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn tài sản,…
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng thuê nhà có công chứng mới 2022
- Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam như thế nào?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Cầm cố tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Trích lục ghi chú ly hôn, đơn xin trích lục hồ sơ địa chính; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn ttả tài sản đó.
– Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên cầm cố không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
Yêu cầu này chỉ được đặt ra khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, nhằm qua đó để thoả mãn quyền được thanh toán các khoản lợi ích vật chất của người nhận cầm cố.
– Được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lý khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
– Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản; bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố.
– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố; mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ; phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay; bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
trường hợp chủ tiệm cửa hàng cầm cố tài sản không chính chủ là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.