Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Minh, vừa rồi bố tôi ốm nặng nên phải nhập viện gấp. Thời gian vừa qua gia đình tôi cũng đã phải mang hết tài sản đi bán nhằm chạy chữa cho bố, giờ đây để duy trì viện phí nên tôi quyết định sẽ đi cầm cố căn cước công dân để có thêm một khoản nhỏ chi trả trước mắt. Đây cũng chỉ là điều bất đắc dĩ tôi phải làm, tuy nhiên tôi băn khoăn không biết nếu tôi đi cầm cố như vậy thì có đúng hay không, có chịu xử phạt gì không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi cầm Căn cước công dân có bị phạt không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để hiểu rõ hơn vấn đề “Cầm Căn cước công dân có bị phạt không?” Thì xin mời độc giả đọc qua bài viết có nội dung liên quan tới câu hỏi này của như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân năm 2014
Thẻ Căn cước công dân có nghĩa là gì?
Như đã biết, từ ngày 01/01/2016, Chứng minh nhân dân loại cũ sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Vậy thẻ Căn cước công dân ở đây nghĩa là gì thì tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định như sau: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.“
Như vậy, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nói theo cách khác, thẻ Căn cước công dân là một dạng Chứng minh nhân dân thế hệ mới, trong đó thể hiện các thông tin cá nhân của tất cả các công dân Việt Nam và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước, lai lịch của công dân của người được cấp để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và một nước khác có điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai bên sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu.
Cầm Căn cước công dân có bị phạt không?
Không phải bất cứ tài sản nào của cá nhân mình đều có thể mang đi cầm cố, dù trong trường hợp túng quẫn nhất cũng nên lưu ý. Đặc biệt trong nhiều người dó hoàn cảnh khó khăn đã mang Căn cước công dân đi cầm lấy tiền và liệu điều đó có bị xử phạt hay không thì theo khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân năm 2014 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm liên quan tới Căn cước công dân như sau:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.
2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
Như vậy kết luận rằng cầm CCCD là trái với quy định của pháp luật, công dân không được cầm cố để lấy tiền tiêu xài. Ngoài ra còn cấm cho mượn thẻ, sửa thông tin trên thẻ, làm giả hoặc hủy hoại thẻ. Nếu như vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Cầm Căn cước công dân sẽ chịu mức xử phạt như thế nào?
Theo như trên thì việc cầm cố Căn cước công dân chính là đang vi phạm quy định pháp luật. Những hành vi đó hiển nhiên sẽ chịu xử phạt tùy mức độ khác nhau, vậy mức phạt đó như thế nào thì theo như tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 04 triệu đồng đồng đến 06 triệu đồng đối với hành vi thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy CMND, CMND/CCCD. (Nghị định 167/2013/NĐ-CP trước đây không quy định mức phạt đối với hành vi cầm cố và nhận cầm cố CMND/CCCD).
Ngoài ra, vi phạm quy định về cấm cố, nhận cầm cố CMND/CCCD còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (khoản 5 Điều 10)
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó. (Khoản 6 Điều 10)
Một số hành vi khác về CMND/CCCD có cùng mức phạt từ 04 triệu đến 06 triệu đồng gồm:
– Làm giả Giấy CMND, CMND/CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng Giấy CMND, CMND/CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND giả;
(Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi làm giả, sử dụng CMND/CCCD giả chỉ bị phạt từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng).
– Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy CMND, CMND/CCCD;
– Mượn, cho mượn Giấy CMND, CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
(Hành vi thuê, mượn; cho thuê, cho mượn CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật trước đây chỉ bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng).
Khi cầm cố Căn cước công dân có thể sẽ gặp những rủi ro gì?
Dù pháp luật có quy định rõ ràng việc cầm Căn cước công dân là vi phạm pháp luật nhưng trong một số trường hợp các chủ tiệm cầm đồ vẫn lách luật và cho phép bạn cầm giấy tờ này để nhận một số tiền chi tiêu cá nhân. Bạn cần biết một số rủi ro trong trường hợp cầm cố căn cước như sau:
+ Thông tin của bạn trên CCCD có thể bị tội phạm công nghệ cao sử dụng trong đăng ký tài khoản ngân hàng, đánh bạc, hoặc vay tiền qua app.
+ Bị sử dụng thông tin cá nhân và gây áp lực ngược lại chính bạn.
+ Bị dùng thông tin đăng ký thuê bao trả sau.
+ Bị sử dụng thông tin cá nhân mạo danh và tiến hành các hành vi lừa đảo khác.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cầm Căn cước công dân có bị phạt không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo luật thừa kế về đất đai mới nhất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Người trên 60 tuổi làm CCCD có cần giấy khai sinh không?
- Hướng dẫn sử dụng CCCD gắn chip thay thế cho sổ hộ khẩu nhanh
- Tiến hành kiểm tra PCCC hộ gia đình năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước cho công dân bao gồm:
– Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo Điều 5 Thông tư 250/2016 quy định lệ phí cấp căn cước công dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp căn cước công dân.
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu lệ phí làm căn cước công dân cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mức thu đối với các việc cấp căn cước công dân tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh cao hơn mức thu đối với khu vực khác.
Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
“1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Theo đó, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.