Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 36 và Điều 100 của Bộ luật hình sự năm 2015 và được quy định chi tiết cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Tuy hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo nhưng so với phạt tù thì hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Căn cứ pháp lý
Cải tạo không giam giữ là gì?
Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, nhưng được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục mục đích nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì cải tạo không giam giữ được quy định như sau:
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:
1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Theo đó, đối với trường hợp phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, hình phạt cải tạo có thể được áp dụng cho trường hợp tội phạm được thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Người chịu hình phạt cải tạo không giam giữ phải chấp hành pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương, tuân thủ các quy định của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát và giáo dục. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không được vượt quá một phần hai thời hạn mà khung hình phạt của điều luật được áp dụng đã quy định.
Cải tạo không giam giữ có thời gian thử thách không?
Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ được xem xét giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định từ Điều 102 đến Điều 104 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 và tại Thông tư liên tịch số: 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16/8/2012. Không có quy định cụ thể, chi tiết về thời gian thử thách như án treo, án phạt tù.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định như sau:
“Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt” .
Tại điểm b khoản 1 Điều 102 Luật Thi hành án hình sự quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
“Trong thời gian thử thách người chấp hành án đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 99 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng”;
Theo đó, trong thời gian thử thách, nếu người chấp hành án cải tạo không giam giữ chấp hành theo đúng các quy định:
– Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này.
– Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án.
– Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
– Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
– Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc thì người chấp hành án có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người chấp hành án khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người chấp hành án vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.
Ngoài ra, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 30 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian chấp hành án, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
– Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
– Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì cải tạo không giam giữ có thời gian thử thách nhưng không có quy định cụ thể về thời gian và thời gian thử thách sẽ phụ thuộc vào từng hợp, thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ của người phải chấp hành án theo bản án, phán quyết và quyết định của Tòa án
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Cải tạo không giam giữ có thời gian thử thách không. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; mẫu trích lục bản án ly hôn, tạm ngưng công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
- Mẫu hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện
- Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì “Người chấp hành án không được xuất cảnh trong thời gian chấp hành án”.
Như vậy, người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ thì không được đi nước ngoài
Trong thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ thì: “Người chấp hành án có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 30 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian chấp hành án, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó”. (Theo khoản 1 Điều 100 Luật Thi hành án hình sự năm 2019)