Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, nhưng được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục mục đích nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Đây là một trong những hình phạt chính được quy định trong Bộ luật hình sự. Vậy cải tạo không giam giữ áp dụng cho những tội danh nào? Cải tạo không giam giữ có án tích không?
Căn cứ pháp lý
Án tích là gì?
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện, Nhà nước sẽ xóa án tích cho người bị kết án.
Xóa án tích là việc công nhận một người là chưa bị kết án sau khi họ đã chấp hành xong bản án, đã trải qua một thời gian nhất định và hội đủ các điều kiện luật định. Người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp”. Quy định về xóa án tích trong luật hình sự xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước thể hiện thông qua thái độ không định kiến với người phạm tội, tạo điều kiện cho họ tháo bỏ những mặc cảm về những lỗi lầm trong quá khứ, quyết tâm phục thiện với một lý lịch tư pháp trong sạch.
Theo quy định của BLHS, việc xóa án tích chỉ được đặt ra khi người bị kết án đã hội đủ các điều kiện luật định. Các điều kiện đó là điều kiện về thời hạn, điều kiện không phạm tội mới trong thời hạn luật định. Riêng đối với xóa án tích theo quyết định của Tòa án, BLHS quy định thêm điều kiện về tính chất của tội phạm được thực hiện, thái độ, nhân thân của người bị kết án.
Cải tạo không giam giữ có án tích không?
Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính trong hệ thống pháp luật hình sự và được quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 2015 nên sẽ có án tích.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 có 189/426 điều luật với 201 cấu thành tội phạm có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ. Bao gồm các nhóm tội phạm sau đây:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
- Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
- Các tội xâm phạm sở hữu
- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Các tội phạm về môi trường
- Các tội phạm về ma túy
- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
- Các tội phạm về chức vụ
- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân
- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh
Đối tượng áp dụng và thời gian của hình phạt cải tạo không giam giữ
– Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
– Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Xóa án tích cải tạo không giam giữ được không?
Điều kiện được xóa án tích
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Theo đó, các trường hợp được xóa án tích được quy định tại Điều 70 đến Điều 73 như sau:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
Điều 72. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích
1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Như vậy, sau khi chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ nếu như đáp ứng đầy đủ các quy định điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được xem xét xóa án tích trừ các tội danh thuộc nhóm tội phạm quy định tại “Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh)”.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Cải tạo không giam giữ có án tích không”. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, tạm dừng công ty, giải thể công ty bị đóng mã số thuế, mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ thành lập công ty, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Bị từ chối công chứng di chúc nhà đất khi nào?
- Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà của kiên cố như thế nào?
- Các loại mẫu đơn về đất đai
Câu hỏi thường gặp
– Đương nhiên được xóa án tích là trường hợp một người được công nhận là chưa bị kết án mà không cần có sự xem xét và quyết định của Tòa án.
– Khi hội đủ các điều kiện luật định, người được đương nhiên xóa án được coi là người chưa bị kết án. Tòa án cấp Giấy chứng nhận xóa án tích cho họ.
Được coi là chấp hành xong bản án khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của Tòa án (như biện pháp tư pháp, án treo, án phí vv..). Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại mới chỉ được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Do vậy, những người này vẫn phải tiếp tục thực hiện các quyết định khác của Tòa án mới được coi là chấp hành xong bản án.