Chào luật sư, Năm 2012, nhà tôi đi là sổ đỏ và được cấp sổ đỏ hộ gia đình. Lúc đó, sổ hộ khẩu của gia đình tôi có mẹ tôi, tôi, vợ tôi và hai đứa con. Đến năm 2019, em gái tôi do mâu thuẫn với gia đình chồng, không có chỗ ở nên tôi đồng ý cho về ở cùng ở cùng, cho nhập khẩu và gia đình. Đầu năm 2020, mẹ tôi qua đời, em gái tôi và gia đình tôi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất. Luật sư cho tôi hỏi Cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất và Trường hợp của nhà tôi những thành viên nào của hộ gia đình có quyền sử dụng đất đó?
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Đất hộ gia đình là gì?
Hiện nay, pháp luật đất đai đã nêu rõ thế nào là đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình. Cụ thể tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:
- Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi,…).
- Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…
Có thể thấy, Luật Đất đai 2013 đã giải thích rõ thế nào là hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, Luật Đất đai 2013 nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình. Đồng nghĩa với việc không phải cứ có chung hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất.
Cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất
Hộ gia đình sử dụng đất hay đất cấp cho hộ gia đình là những từ thường sử dụng để mô tả đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình được quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Từ quy định này, có thể nhận thấy, hộ gia đình sử dụng đất có một số đặc điểm nhận biết riêng biệt như sau:
– Người sử dụng đất là hộ gia đình. Trong đó, hộ gia đình bao gồm các thành viên có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật về hôn nhân gia đình.
Theo quy định của pháp luật về đất đai năm 2013, hộ gia đình là một trong những chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được xem là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình đó.
Pháp luật hôn nhân gia đình quy định một số giấy tờ thường dùng để chứng minh các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy tờ xác nhận là con nuôi/cha mẹ nuôi/người giám hộ…hợp pháp (quan hệ nuôi dưỡng).
Tuy nhiên, ngoài sổ hộ khẩu, để xác định những thành viên nào của hộ gia đình có quyền sở hữu chung quyền sử dụng đất khi có sự thay đổi thành viên hộ gia đình so với thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì còn cần phải căn cứ vào Bản danh sách đăng kí thành viên hộ gia đình tại thời điểm nộp hồ sơ đăng kí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như theo hướng dẫn tại khoản 4 Mục III Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số câu hỏi về nghiệp vụ tòa án của Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Theo những gì mà bạn cung cấp, em gái bạn đến cư trú và nhập hộ khẩu từ năm 2019, tức sau thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên những người có chung quyền sử dụng đất sẽ bao gồm: Bạn, vợ bạn và các con của bạn
Thủ tục sang tên Sổ đỏ đất hộ gia đình
Hồ sơ sang tên sổ Đỏ hộ gia đình bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).
- Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
Nếu bên chuyển nhượng tự nộp thuế thu nhập cá nhân thì hồ sơ đăng ký biến động không cần tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
– Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cũng giống như việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của các đối tượng khác, khi chuyển nhượng, tặng cho đất hộ gia đình phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng
Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên (đăng ký biến động)
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cháu nội có được hưởng thừa kế không theo quy định năm 2022?”. Nếu quý khách có nhu cầu về công ty tạm ngưng kinh doanh, giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; bảo hộ logo thương hiệu, giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, quy định này được nêu rõ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT như sau:
c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.
Như vậy, tại bìa ngoài của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Căn cứ khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi anh chuyển nhượng đất hộ gia đình thì chỉ cần sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hộ anh được cấp năm 1995 nhưng con út anh sinh năm 1998 thì con út anh không có quyền đối với thửa đất trên. Lý do con út anh không có quyền ngăn cản hay từ chối chuyển nhượng vì không có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ và các thành viên khác. Nói cách khác, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong sổ hộ khẩu.
Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Căn cứ theo quy định trên thì con dưới 18 tuổi vẫn có quyền đối với thửa đất, vì vẫn là thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.