Khung hình phạt là khoảng thời gian phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể căn cứ vào đó để xác định hình phạt cụ thể áp dụng đối với bị cáo tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cần hiểu rõ và phải có kỹ năng để áp dụng đúng nội dung của các tình tiết đó. Cách xác định khung hình phạt như thế nào? Dấu hiệu xác định khung hình phạt ra làm sao?
Để gải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khung hình phạt là gì?
Khung hình phạt là giới hạn phạm vi các loại cũng như mức hình phạt được pháp luật quy định cho phép Tòa án lựa chọn trong đó hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội
Phân loại khung hình phạt
Khung hình phạt được phân loại tương ứng với cấu thành tội phạm. Theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì cấu thành tội phạm được phân thành ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ. Tương ứng với phân loại cấu thành tội phạm, khung hình phạt cũng được phân thành khung hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và khung hình phạt giảm nhẹ.
Khung hình phạt cơ bản
Đây là khung hình phạt được áp dụng với những tình tiết phạm tội thông thường, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức khung hình phạt cơ bản thường được quy định tại khoản 1 của điều luật. Đây cũng là cơ sở để phân loại tội phạm theo quy định của pháp luật.
Khung hình phạt tăng nặng
Đây là khung hình phạt được áp dụng với đối tượng có hành vi phạm tội ở mức độ nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội được quy định ở khung hình phạt cơ bản, cần áp dụng biện pháp xử lý mạnh hơn để có tính răn đe cao đối với người phạm tội. Một tội phạm có thể phân chia thành nhiều khung hình phạt tăng nặng khác nhau tùy theo tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Pháp luật sẽ quy định cụ thể các tình tiết tăng nặng và khung hình phạt tương ứng với tình tiết tăng nặng.
Khung hình phạt giảm nhẹ
Đây là khung hình phạt được áp dụng đối với chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã tự ra đầu thú, có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, … Để hỗ trợ cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án thì sẽ được Nhà nước cho hưởng chính sách xử phạt khoan hồng hơn
Ý nghĩa của khung hình phạt
Việc phân chia thành các khung hình phạt khác nhau có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xác định tội phạm cũng như xác định hình phạt đối với hành vi phạm tội.
Phân định khung hình phạt là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm của tội phạm Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm được phân thành: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ tại Điều 9 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Các tình tiết định khung hình phạt
Định khung là xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định tội danh.
Các tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ một mức độ đáng kể tính chất nguy hiểm của một loại tội (như ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).
Các tình tiết định khung là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì Toà án phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đối với người phạm tội.
Ví dụ: Một người mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác theo quy định tại Khoản 2, Điều 154, Bộ Luật Hình sự năm 2015 thì tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp là một trong những tình tiết định khung. Các tình tiết định khung hay còn gọi là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu cấu thành nên sự tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Dấu hiệu định khung hình phạt phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội phù hợp với một khung hình phạt nhất định.
Những dấu hiệu định khung có thể là dấu hiệu thuộc về mặt khách quan như dấu hiệu mức độ hậu quả hoặc thuộc về mặt chủ quan như tính chất của động cơ hoặc thuộc về nhân thân như tái phạm, tái phạm nguy hiểm…
Ví dụ: Phạm tội đối với từ 02 đến 05 người là tình tiết định khung tăng nặng đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151, Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Cách xác định khung hình phạt
- Sau khi đã xác định được hành vi phạm tội thì sử dụng các yếu tố như tính chất, hậu quả, chủ thể, công cụ, phương tiện, động cơ, mục đích v.v.. được quy định trong nội dung các tình tiết tại các khoản của điều luật áp dụng để đối chiếu với các yếu tố tương ứng của hành vi phạm tội đang xem xét, rồi xác định tình tiết áp dụng cụ thể (còn gọi là các tình tiết định khung hình phạt).
- Khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội được quy định tại các khoản của điều luật áp dụng. Do đó, để xác định khung hình phạt áp dụng thì cần xác định hành vi phạm tội của cá nhân đó thuộc khoản nào của điều luật áp dụng, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào tính chất của dấu hiệu định khung làm tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên hoặc giảm xuống
- Căn cứ vào hoàn cảnh phạm tội
- Căn cứ vào nhân thân người phạm tội
- Căn cứ các dấu hiệu được quy định trong các Điều luật ứng với tội danh cụ thể trong Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 ví dụ: làm nạn nhân tự sát, dùng hung khí, axit,… hay là phạm tội lần đầu, có dấu hiệu ăn năn hối cải,…
- Nếu tất cả các tình tiết áp dụng được xác định thuộc cùng một khoản thì lựa chọn khung hình phạt được quy định tại khoản đó là khung hình phạt áp dụng đối với cá nhân phạm tội.
- Nếu các tình tiết định xác định thuộc các khoản khác nhau của điều luật áp dụng, thì lựa chọn khoản có khung hình phạt cao nhất để áp dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
- Xét chuyên nghiệp nghĩa vụ công an là gì?
- Văn bản hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Cách xác định khung hình phạt ". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, tờ khai xin trích lục hộ khẩu; mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; đăng ký bảo hộ nhã hiệu tại Việt Nam ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tell: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 263, là cấu thành cơ bản của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Vì tội phạm này quy định cùng điều luật với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước nên việc quyết định hình phạt cũng tương tự như trường hợp đối với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Định khung hình phạt là Xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định tội danh. Là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, được thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội và là cơ sở cho việc quyết định hình phạt. Được coi là hoạt động độc lập cùng với hoạt động định tội và hoạt động quyết định hình phạt nhưng cũng có thể coi là phần đầu của hoạt động quyết định hình phạt.