Nhà ở là công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, là nơi che nắng che mưa của mỗi hộ gia đình. Trong quá trình sinh sống, khi không may xảy ra hư hỏng, thiệt hại người dân có thể tiến hành xây sửa nhà để nâng cấp chất lượng nhà ở của mình. Tuy nhiên hiện nay, việc các hộ gia đình xây dựng nhà chung vách rất phổ biến, do đó, trước khi sửa nhà thì người dân cần phải thỏa thuận với hàng xóm về vấn đề này. Vậy cụ thể, Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà hiện nay là mẫu nào? Sửa nhà chung vách có cần được hàng xóm đồng ý? Cần lưu ý những gì khi soạn thảo Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sửa nhà có phải xin giấy phép không?
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 02 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
Trường hợp 1: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
Trường hợp 2: Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Như vậy, nếu không thuộc 02 trường hợp trên thì phải có giấy phép. Hay nói cách khác, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có những thay đổi sau thì phải có giấy phép:
- Làm thay đổi kết cấu chịu lực;
- Làm thay đổi công năng sử dụng;
- Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- Làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Sửa nhà chung vách có cần được hàng xóm đồng ý?
Với mật độ dân số dày đặc tại các thành phố, việc hai nhà sử dụng một bức tưởng chung không còn là vấn đề xa lạ nữa. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống, các bên có thể sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến bức tưởng chung này, khiến tình làng nghĩa xóm bị ảnh hưởng.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, vấn đề xây sửa nhà chung vách là vấn đề có liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề của bạn với người hàng xóm. Đây được xem là quyền khác đối với tài sản, là quyền mà chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Thông qua quyền này, bên sở hữu bất động sản này sẽ được sử dụng một bất động sản thuộc sở hữu của bên kia (bức tường) để phục vụ cho việc khai thác bất động sản mà thuộc quyền sở hữu của họ và ngược lại.
Trong trường hợp sửa nhà chung vạc, bạnn và hàng xóm của ban đều trực tiếp nắm giữ, mỗi bên đều chịu sự chi phối của bên còn lại. Chính vì thế, vì mốc giới là tưởng nhà chung của cả hai nên hàng xóm bạn không được đục tường xây sửa hay đặt kết cấu xây dựng mà không được bên chủ sở hữu bất động sản liền kề là bạn đồng ý.
Do đó, để tránh phát sinh các vấn đề khác trong tương lai, bạn và hàng xóm nên ngồi lại với nhau và cùng nhau đồng ý đưa ra một bản thoả thuận chung. Vì nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự luôn ưu tiên sự thoả thuận của các bên, miễn sao việc thoả thuận này là từ nguyên, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà
Bạn có thể tham khảo Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
————————–
…………………., ngày … tháng … năm ………
BIÊN BẢN CAM KẾT GIỮA 2 HỘ GIA ĐÌNH
(V/v bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng)
Địa điểm:………………………………………………………………………………………………………………
1. THÀNH PHẦN THAM GIA KÝ BIÊN BẢN
a) Đại diện gia đình ông/ bà …………………………………….(Gọi tắt là bên A)
– Ông /Bà: …………………………………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………..
b) Đại diện bên xây dựng lô đất số ………………………….(Gọi tắt là bên B)
– Ông/ Bà: ………………………………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
c) Đại diện tổ dân phố (Bên làm chứng)
– Ông/Bà: ……………………………………………………………..Tổ trưởng tổ dân phố…………………
– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………
2. THỜI GIAN KÝ BIÊN BẢN:
– Bắt đầu: ……giờ…..phút, ngày … tháng … năm …….
– Kết thúc: …..giờ…..phút, ngày … tháng … năm …….
– Tại: …………………………………………………………………………………………………………………………
3. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH BÊN A VÀ BÊN B
Từ ngày … tháng … năm ………, bên B tổ chức triển khai xây dựng công trình nhà ở trên mặt bằng phần tiếp giáp nhà bên A.
Để tránh tranh chấp giữa hai bên khi xây dựng công trình liền kề, bên A và bên B bàn bạc, thống nhất các điều khoản cam kết như sau:
4. CÁC ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT GIỮA BÊN B VỚI BÊN A:
Điều 1: Bên B cam kết xây dựng trên đúng diện tích được cấp phép, không mở các loại cửa sổ, chớp lật, thông gió, làm ô văng hoặc mái che mái vẩy lấn sang hoặc nhìn sang đất và nhà bên A.
Điều 2: Trong quá trình xây dựng nếu công trình của bên B có tác động xấu đến nhà bên A như: nứt, lún, nghiêng, bong tróc, biến dạng nền nhà, ngấm nước qua tường, đùn sủi hoặc các tác động ảnh hưởng đến kết cấu nhà của bên A thì bên B phải có trách nhiệm giám định, sửa chữa đền bù, khắc phục sự cố, trả về nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà của bên A. Mọi chi phí giám định, sửa chữa, đền bù do bên B hoàn toàn chi trả.
(Có kèm ảnh chụp cụ thể hiện trạng nhà bên A trước khi bên B tiến hành xây dựng kèm theo để làm đối chứng)
Điều 3: Bên B phải đảm bảo an toàn xây dựng, có che chắn công trình, không làm bụi bẩn ảnh hưởng đến các nhà liền kề trong đó có gia đình bên A.
Điều 4: Khi có sự cố xảy ra yêu cầu bên B phải có mặt ngay tại hiện trường để cùng bên A bàn bạc phương án giải quyết hợp lý.
5. KẾT LUẬN:
Bên A và bên B có trách nhiệm thi hành các điều khoản như trong cam kết, trong trường hợp tranh chấp không giải quyết sẽ đưa ra trước pháp luật để giải quyết tranh chấp theo luật định.Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, bên A, bên B và bên làm chứng mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
Tải về Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà
Bạn có thể tham khảo và Tải về Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà tại đây:
Cần lưu ý những gì khi soạn thảo Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà?
Biên bản thỏa thuận với hàng xóm khi phá/xây nhà là một trong những thủ tục cần thiết, nhất là đối với các công trình xây dựng liền kề. Để có thể tránh được những ảnh hưởng hoặc những xung đột không đáng có.
Và hơn hết là có thể đạt được những thỏa thuận phù hợp và giúp cả hai cảm thấy thoả đáng với công trình xây dựng sắp tới. Trong mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi phá/xây nhà sẽ thường bao gồm các vấn đề sau đây:
- Thông tin về các đại diện tham gia ký biên bản.
- Hiện trạng công trình của cả hai bên: Tại đây, hiện trạng nhà ở cũng như các công trình liên quan sẽ được liệt kê cẩn thận. Nhờ đó, trong quá trình xây dựng nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến tài sản của hai bên sẽ dựa theo thông tin này để đối chiếu và có những biện pháp xử lý thích hợp.
- Các điều khoản ký kết: Các điều khoản ở đây sẽ được thỏa thuận dựa trên các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên. Đặc biệt là trong trường hợp nếu có bất cứ hành vi vi phạm hoặc những tranh chấp xảy ra thì có thể dựa theo những điều khoản đã được ký kết trước đó để tìm ra giải pháp xử lý công bằng.
Sửa nhà làm sập nhà hàng xóm có phải bồi thường thiệt hại?
Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Bên cạnh đó, Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác
- Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Như vậy, sửa nhà làm sập nhà hàng xóm thuộc trường hợp tài sản bị hủy hoại theo quy định trên và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 585 Bộ luật Dân sự quy định như sau:
- Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế, không phải thiệt hại ước tính hay thiệt hại trong tương lai. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Người phải bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi sửa nhà” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo download mẫu đơn ly hôn đơn phương. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Một trong những nghĩa vụ của bên thuê là nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê được quy định cụ thể tại Điều 479 Bộ luật dân sự 2015:
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Như vậy, khi bạn muốn tu sửa ngôi nhà thì cần phải có được sự đồng ý của bên cho thuê. Nếu bên cho thuê đồng ý về việc này thì bạn mới có quyền sửa chữa ngôi nhà và yêu cầu bên cho thuê thanh toán khoản chi phí hợp lý.
Khi xét thấy việc xây dựng của hàng xóm làm nứt tường nhà, chúng ta có thể giải quyết theo hai hướng như sau:Thoả thuận, hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, yêu cầu chấm dứt việc xây dựng, bồi thường thiệt hại khoản tiền tương xứng với thiệt hại đã gây ra. Bên gây thiệt hại cũng có thể tiếp tục thực hiện việc xây dựng nếu các bên thỏa thuận được mức bồi thường tương xứng.
Nếu hoà giải không thành thì người bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu Tòa án buộc bên gây thiệt hại chấm dứt hành vi xây dựng, xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường dựa nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư, hành vi tự ý sửa chữa nhà chung cư để hoạt động kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 80.000.000 đồng ngoài ra còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.