Chào Luật sư, công ty tôi mới thành lập nên ban kiểm toán còn chưa thạo nghề kỳ trước công ty phải đóng thuế GTGT khá cao. Luật sư cho tôi hỏi Cách viết hóa đơn trực tiếp giảm thuế GTGT? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cách viết hóa đơn trực tiếp giảm thuế GTGT? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy trình, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15
Bước 1: Xác định đối tượng được áp dụng giảm thuế GTGT
Trước hết, cơ sở kinh doanh cần xác định ngay các hàng hóa, dịch vụ của mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15 hay không để thực hiện xuất hóa đơn với đúng mức thuế suất quy định kể từ ngày 01/02/2022.
- Đối tượng được giảm thuế: Là những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng 2 điều kiện dưới đây:
– Đang áp dụng mức thuế suất VAT trước đó là 10%
– Không thuộc những nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
- Các hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT 8% kể trên thì áp dụng mức thuế bình thường trước đó.
Bước 2: Xác định mức giảm và thời gian giảm thuế GTGT
Tiếp đó, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần xác định và hiểu rõ về mức thuế mà hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh sẽ được áp dụng dựa theo phương thức tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp.
Phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở KD | Mức thuế GTGT trước đó | Mức thuế GTGT sau khi được giảm theo Nghị quyết 43/2022/QH15 |
Phương pháp khấu trừ | 10% | 8% – (Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm) |
Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) | Mức tỷ lệ % tính thuế GTGT tùy theo từng loại hình dịch vụ, hàng hóa | Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT |
Trường hợp khác | Thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% | Không được giảm thuế GTGT |
Thời gian áp dụng mức giảm thuế mới: Từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 (Quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP) |
Bước 3: Lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được áp dụng giảm thuế GTGT
Ngày 20/06/2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 41/2022/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/N-CP về chính sách giảm thuế GTGT 2022.
Trước đó, quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc các cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho từng mặt hàng, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% nhận được nhiều phản ánh là gây ra nhiều bất cập, khó khăn, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Vì vậy, theo sửa đổi và bổ sung tại Điều 2, Nghị định số 41/2022/NĐ-CP quy định: Không phải lập riêng hóa đơn cho hàng hóa được giảm thuế GTGT trong năm 2022.
STT | Trường hợp, đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT | Quy định về cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43, Nghị định 15 và Nghị định 41/2022 bổ sung |
1 | Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ | – Tại dòng thuế suất: Ghi 8%– Ghi đầy đủ: Tiền thuế giá trị gia tăng và Tổng số tiền người mua phải thanh toán. |
2 | Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu) | – Cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.– Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.– Ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”. |
3 | Hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu) |
- Ví dụ minh họa về cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022:
Công ty A đang kinh doanh khách sạn (ngành dịch vụ lưu trú), tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và có tỷ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu là 5% (Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính). Như vậy, công ty A thuộc đối tượng được áp dụng mức giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022 và khi công ty A xuất hóa đơn bán hàng với giá 30 triệu thì công ty sẽ ghi hóa đơn như sau:
– Tại cột “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi “Dịch vụ lưu trú”
– Tại cột “Thành tiền”: Ghi số tiền chưa giảm thuế: 30.000.000đ
– Tại hàng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi số tiền đã giảm thuế là: 29.700.000đ**
Đồng thời ghi chú xuống dòng dưới: “Đã giảm 300.000đ tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”
** Diễn giải chi tiết số tiền đã giảm thuế theo trường hợp ví dụ minh họa trên:
- Mức thuế GTGT phải nộp của công ty A cho hóa đơn 30tr là: 30.000.000đ x 5% = 1.500.000đ
- Số tiền thuế GTGT được giảm 20% là: 1.500.000đ x 20% = 300.000đ
- Số tiền phải thanh toán cuối cùng của hóa đơn này là: 30.000.000đ – 300.000đ = 29.700.000đ
Video hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH và Nghị định 15/2022/NĐ-CP
Lưu ý khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8% trong một số trường hợp khác:
– Không phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT với các mức thuế suất khác nhau – Theo nội dung tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều cho Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
(Trước đây, tại nghị định 15/2022/NĐ-CP: Phải lập riêng hóa đơn đối với các mặt hàng/dịch vụ được áp dụng mức thuế suất 8%, 10%,… khác nhau)
– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và kê khai theo mức thuế suất chưa giảm: Người bán và người mua phải lập biên bản sai sót hoặc lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điều chỉnh và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã phát hàng hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng: Thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
– Khi nộp tờ khai thuế GTGT: Nộp kèm theo Mẫu 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2022/NĐ-CP – kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế.
– Trường hợp hóa đơn thuế GTGT 8% có sai sót thì thực hiện xử lý sai sót đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế như thông thường.
– Trước khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã giảm thuế GTGT, doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm/dịch vụ hóa đơn điện tử đang sử dụng để xác định lộ trình đáp ứng và cập nhật phần mềm với thuế suất giảm mới còn 8%.
Cách viết hóa đơn trực tiếp giảm thuế GTGT?
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng
Bước 1: Sửa mẫu hóa đơn (Đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn Một thuế suất bỏ qua bước này)
Đối với các đơn vị kinh doanh đang sử dụng hóa đơn điện tử có nhiều loại thuế suất, có mẫu khởi tạo trước ngày 26/01/2021, cần sửa lại mẫu hóa đơn để xuất được hóa đơn có hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 8%.
– Nhấn biểu tượng Sửa tại mẫu hóa đơn nhiều thuế suất trên danh sách mẫu hóa đơn.
– Nhấn Tùy chỉnh chi tiết nội dung hóa đơn.
– Click chuột vào khu vực Tổng tiền chịu thuế, tích chọn Tổng tiền chịu thuế suất 8%, nhấn Lưu và Xác nhận áp dụng chỉnh sửa.
- Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP, đơn vị không cần thông báo phát hành mẫu hóa đơn với cơ quan thuế, vì vậy khi sửa mẫu hóa đơn, những nội dung thay đổi trên mẫu sẽ được cập nhật trên tất cả các hóa đơn đã phát hành thuộc mẫu hóa đơn đang sửa (tức ghi đè mẫu cũ), nhấn Có để hoàn thành việc sửa mẫu.
- Trường hợp không có nhu cầu ghi đè mẫu hóa đơn mới lên mẫu cũ, kế toán nhấn Không và có thể sử dụng chức năng nhân bản để tạo nhanh mẫu mới từ mẫu có sẵn. Chi tiết như sau:
– Nhấn Không trên thông báo và Đóng giao diện sửa mẫu.
– Vào danh sách mẫu hóa đơn để thực hiện nhân bản mẫu mới từ mẫu có sẵn.
**Lưu ý:
– Sau khi sửa mẫu hóa đơn, tất cả hóa đơn nhiều thuế suất đã phát hành trước ngày 26/01/2022 sẽ hiển thị thêm dòng Tổng tiền chịu thuế suất 8% và bỏ trống thông tin này.
– Với mẫu hóa đơn nhiều thuế suất khởi tạo từ ngày 26/01/2022 trở đi: Phần mềm tự động bổ sung mức thuế suất 8%.
– Với mẫu hóa đơn khởi tạo từ meInvoice Desktop, kế toán thực hiện sửa mẫu hóa đơn trên meInvoice Desktop.
- Với đơn vị đang áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 51/2010/NĐ-CP, khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP có thể chuyển đổi mẫu hóa đơn đang sử dụng sang mẫu hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP đồng thời áp dụng nghị quyết 43/2022/QH15.
– Chọn hóa đơn cần chuyển đổi trên danh sách.
– Tích chọn Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15
– Thực hiện các bước chuyển đổi tiếp theo như bình thường.
Bước 2: Lập và phát hành hóa đơn có mức thuế suất 8%.
Các bước lập và phát hành hóa đơn thực hiện như bình thường:
- Với hóa đơn nhiều thuế suất, tại giao diện lập hóa đơn chọn mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, chương trình tự động tính Tiền thuế GTGT theo mức thuế suất 8%.
- Với hóa đơn một thuế suất, tại giao diện lập hóa đơn chọn mức thuế suất thuế GTGT 8%.
**Lưu ý:
– Hóa đơn áp dụng nghị quyết 43/2022/QH15 chỉ thể hiện hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 8%, không thể hiện hàng hóa, dịch vụ chịu các mức thuế suất khác.
– Trường hợp nhập khẩu hóa đơn thuế suất 8% vào phần mềm: Trên file nhập khẩu, với hàng hóa áp dụng giảm thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15 thì khai báo mức thuế suất là 8% và thực hiện các bước nhập khẩu như bình thường.
Đối với hóa đơn bán hàng
Các bước lập hóa đơn bán hàng thực hiện như bình thường:
– Tại giao diện lập hóa đơn tích chọn Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15. Khi đó chương trình sẽ sẽ bổ sung cột Tiền thuế được giảm.
Lưu ý: Trường hợp đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn hiển thị tiền ngoại tệ thì chương trình bổ sung thêm cột Tiền thuế GTGT được giảm quy đổi.
– Khai báo thông tin hàng hóa và Tiền thuế GTGT được giảm của từng mặt hàng (Tiền thuế GTGT được giảm = Tiền hàng x %Thuế suất x 20%) , chương trình sẽ tự động tính Tổng tiền thanh toán sau khi đã áp dụng giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.
Lưu ý:
- Với đơn vị đang áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 51/2010/NĐ-CP, khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP có thể chuyển đổi mẫu hóa đơn đang sử dụng sang mẫu hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP đồng thời áp dụng nghị quyết 43/2022/QH15.
– Chọn hóa đơn cần chuyển đổi trên danh sách.
– Tích chọn Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15.
– Thực hiện các bước chuyển đổi tiếp theo như bình thường.
Trường hợp nhập khẩu hóa đơn vào phần mềm: Kế toán tự khai báo thêm các cột sau vào tệp nhập khẩu:
– Cột Áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15: Nhập giá trị 1 với hàng hóa áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15, Nhập giá trị 0 với hàng hóa áp không dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15.
– Cột Tiền thuế GTGT được giảm.
– Trên tệp nhập khẩu, tại bước Ghép cột thực hiện ghép cột Áp dụng giảm tiền thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15 trên phần mềm với cột tương ứng trên file nhập khẩu.
– Các bước nhập khẩu tiếp theo thực hiện như bình thường.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Cách viết hóa đơn trực tiếp giảm thuế GTGT? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 1, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài;
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
1. Thuế suất 0% ·
2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ ·
3. Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ