Hiện nay việc tham gia vào lao động trở nên bình đẳng dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Người lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến công việc và điều kiện việc làm? Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi các trường hợp cần phải điều chỉnh cho phù hợp như về điều kiện làm việc hay thời giờ, tình hình lao động. Việc tham khảo ý kiến của người lao động hay vấn đề nguyện vọng của họ cần được người sử dụng lao động xem xét, cân nhắc quyết định. Do đó việc người lao đông có thể trình bày nguyện vọng của mình sẽ thường thông qua đơn để gửi tới người sử dụng lao động? Vậy người lao động muốn viết đơn xin trình bày nguyện vọng thì làm như thế nào? Đơn gồm có những nội dụng gì? Để có thể giải đáp các thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của người lao động”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quyền của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động như thế nào?
Theo Điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:
– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Đình công;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ sau:
“a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;…”
“Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.”
Theo quy định trên có thể thấy người lao động tham gia vào quan hệ lao động dân chủ, bình đẳng với người sử dụng lao động. Việc lao động, làm việc đều dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Người lao động hoàn toàn có quyền thể hiện quan điểm, ý muốn, nguyện vọng của mình trọng quá trình tham gia lao động; có thể yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Đồng thời có thể từ chối tham gia làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi cảm thấy quyền lợi không được đảm bảo thì họ hoàn toàn có thể kiến nghị tới người sử dụng lao động và nếu việc này tiếp diễn, khiến cho quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, họ hoàn toàn có thể khiến nại, tố cáo về việc làm của người lao động và đòi quyền lợi cho mình.
Với vai trò bình đẳng, người lao động cũng có thể trình bày các nguyện vọng cá nhân của mình với người sử dụng lao động về các nguyên tắc, điều kiện làm việc mang tính góp ý.
Đơn xin trình bày nguyện vọng của người lao động là gì?
Hiện nay thì do nền kinh tế phát triển cao, mức sống người dân cũng tăng theo, đồng thời với đó là việc đề cao quyền con người, quyền công dân mà nhu cầu đòi quyền lợi của những người lao động cũng theo đó mà ngày càng nhiều lên so với trước đây.
Bởi vậy mà việc trình bày nguyện vọng cũng được sử dụng một cách phổ biến hơn. Người lao động họ thường dùng những mẫu đơn này để gửi tới cơ quan tổ chức để đề xuất những quyền lợi những ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Theo đó có thể hiểu đơn trình bày nguyện vọng là văn bản do cá nhân người lao động gửi tới người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức nhằm đề xuất những quyền lợi, ý kiến mang tính chất cá nhân của người lao động đó.
Đơn trình bày nguyện vọng được sử dụng cho những trường hợp người lao động mong muốn được hưởng một quyền lợi, chính sách, những quyền nào đó mà họ có căn cứ để cho rằng mình đáp ứng đủ điều kiện hay đơn giản chỉ để bày tỏ ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của người lao động về công việc, những vấn đề khác. Dựa vào những căn cứ này, cơ quan, tổ chức sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và đáp ứng nguyện vọng nếu thấy cần thiết, phù hợp.
Tuy nhiên không phải nguyện vọng nào của người lao động cũng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi tiếp nhận được nguyện vọng thì cơ quan có thẩm quyền họ sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và sẽ đáp ứng nguyện vọng nếu thấy nguyện vọng đó là đúng đăn, có cơ sở, cần thiết và phù hợp. Còn những nguyện vọng mà chưa cần thiết hoặc là đối tượng muốn được hưởng quyền, chinh sách đó nhưng lại không thuộc diện được hưởng hoặc không đủ điều kiện được hưởng; hoặc những chính sách phi thực tế thì sẽ bị từ chối.
Việc quyết định có hay không chấp nhận thực hiện nguyện vong của người làm đơn là quyết định của chủ thể nhận được đơn. Do đó thì khi tiến hành đề xuất nguyện vọng với cơ quan có thẩm quyền thì người lao động cần phải biết cách trình bày nội dung sao cho phù hơp, và tránh tình trạng nêu những nguyện vọng không thực tế, nằm ngoài khả năng, không hợp lý.
Mẫu đơn xin trình bày nguyện vọng của người lao động
Xem trước và tải xuống Mẫu đơn xin trình bày nguyện vọng của người lao động
Người lao động có thể tham khảo mẫu đơn xin trình bày nguyện vọng dưới đây:
Cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của người lao động
Việc viết đơn xin trình bày nguyện vọng đang dần dần trở nên ngày càng phổ biến hơn. Những chủ thể trên cơ sở bình đẳng trong các mối quan hệ muốn bày tỏ nguyện vọng của mình với đối phương có thể thông qua viết đơn này để thể hiện, đặc biệt thường là giữa cấp dưới với cấp trên, giữa người dân với cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên việc thể hiện nguyện vọng cũng phải đảm bảo đáp ứng các quy định, nguyên tắc. Bởi vậy mà việc viết mẫu đơn này sao cho đúng, sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người viết đặc biệt là những người lao động. Mẫu đơn trình bày nguyện vọng cần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
Thứ nhất về mặt hình thức thì đơn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình thức, được trình bày sạch đẹp, không nhàu nát hay bị bôi bẩn. Đơn được trình bày trên giấy A4.
Thứ hai về nội dung ghi trong đơn thì cần phải đảm bảo được tính chính xác của nó.
+ Phần đầu phải ghi rõ địa danh, ngày tháng năm làm đơn, phần kính gửi thì người viết đơn gửi tới người có thẩm quyền và có khả năng giải quyết được nguyện vọng của người viết đơn (có thể là giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm,…)
+ Các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, căn cước công dân hay là địa chỉ phải chính xác theo như hộ khẩu, như căn cước. Các thông tin đối chiếu phải chính xác một cách tuyệt đối không bị sai lệch.
+ Người làm đơn cần phải nêu rõ nguyện vọng của bản thân mình ở trong đơn, các nguyện vọng phải chính đáng phù hợp, không nên đề xuất những nguyện vọng không thực tế, và không nằm trong khả năng đáp ứng của cơ quan có thẩm quyền, bởi lẽ những nguyện vọng như thế thông thường sẽ bị từ chối.
Người viết đơn ngoài việc căn cứ vào tình hình thực tế, còn có thể căn cứ vào các văn bản quy định về quyền của người lao động của pháp luật hoặc văn bản nội bộ của công ty.
Người viết đơn phải trung thực, chân thành và trình bày rõ ràng, mạch lạc; ngắn gọn xúc tích và không lên lan man dài dòng.
Như vậy thì đơn cần phải đáp ứng được về mặt nội dung và hình thức. Những đơn hợp lệ sẽ dễ dàng tạo thiện cảm cũng như dễ được xem xét và thực hiện nguyện vọng hơn. Còn những đơn không hợp lệ thì sẽ không được thông qua.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của người lao động” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thủ tục đăng ký bảo hộ logo…. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mua đất bị quy hoạch có lấy lại tiền cọc được không?
- Đất quy hoạch ODT là gì theo quy định mới năm 2022?
- Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Như theo quy định trên đã phân tích, người lao động có quyền trình bày nguyện vọng của mình với người sử dụng lao động nhưng việc quyết định có thực hiện theo nguyện vọng của người lao động hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Họ không có trách nhiệm phải bắt buộc thực hiện theo.
Không phải nguyện vọng nào của người lao động cũng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi tiếp nhận được nguyện vọng thì cơ quan có thẩm quyền họ sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và sẽ đáp ứng nguyện vọng nếu thấy nguyện vọng đó là đúng đăn, có cơ sở, cần thiết và phù hợp. Còn những nguyện vọng mà chưa cần thiết hoặc là đối tượng muốn được hưởng quyền, chinh sách đó nhưng lại không thuộc diện được hưởng hoặc không đủ điều kiện được hưởng; hoặc những chính sách phi thực tế thì sẽ bị từ chối.
Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Bộ luật lao động 2019 như sau:
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Ngoài thông qua đơn thì người lao động có thể trình bày nguyện vọng của mình thông qua việc đối thoại tại nơi làm việc.
Theo Bộ luật lao động 2019 quy định về việc đối thoại như sau:
– Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật lao động 2019.
– Các bên cũng có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.