Mẫu đơn xin tạm vắng được sử dụng rộng rãi trong thực tế và có vai trò quan trọng. Đây là một mẫu đơn được chuẩn bị và sử dụng bởi người cần báo cáo việc tạm thời vắng mặt cho cảnh sát quận, huyện hoặc thành phố nơi người đó cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Việc làm này nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an sinh xã hội trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan chức năng kiểm soát dữ liệu cá nhân và quốc gia. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách viết đơn xin tạm vắng như thế nào? Tải về Mẫu đơn xin tạm vắng tại đâu? Trường hợp nào bắt buộc phải khai báo tạm vắng khi đi khỏi xã, phường nơi đang cư trú? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu đơn xin tạm vắng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN XIN PHÉP
Vắng mặt tại nơi cư trú*
Kính gửi: Chủ tịch UBND (1)………………………………
1. Tôi tên là:………………………………………………………………………………… Giới tính:…………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………………………………………………………….. ;
ngày cấp: …./…./…………..; nơi cấp:………………………………………………………………………….
Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:………………………………………………………………………………………………………..
Là(2)…………………………………………………………. của(3)….………………………………………………., người chưa thành niên đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số: …./QĐ-XPTT ngày …/…./…… của Chủ tịch UBND(1) ………………………..;
2. Kính đề nghị Chủ tịch UBND (1)…………………………………………………………………………………. cho phép (3)……………………….. được vắng mặt tại nơi cư trú, cụ thể như sau:
a) Lý do vắng mặt tại nơi cư trú:
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
b) Địa chỉ nơi đến tạm trú:(5)
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
c) Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú: …. ngày, kể từ ngày …/…/…. đến ngày …./…/….
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN/TỔ CHỨC ĐƯỢC GIAO TRÁCH NHIỆM GIÁO DỤC, QUẢN LÝ ……………………………………………………… ……………………………………………………… ……………………………………………………… (6)……….., ngày …. tháng …. năm… ……(7) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) | (6)…….., ngày …. tháng …. năm… NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ và tên) |
___________________
* Mẫu này được sử dụng để xin phép cho người chưa thành niên được giáo dục đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 38 Nghị định số: …./2021/NĐ-CP.
(1) Ghi tên của xã/phường/thị trấn nơi người chưa thành niên được giáo dục đang chấp hành biện pháp.
(2) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp là cha, mẹ của người chưa thành niên được giáo dục đang chấp hành biện pháp, thì ghi: «cha/mẹ».
– Trường hợp là người giám hộ của người chưa thành niên được giáo dục đang chấp hành biện pháp, thì ghi: «người giám hộ».
(3) Ghi họ và tên của người chưa thành niên được giáo dục đang chấp hành biện pháp.
(4) Ghi rõ lý do vắng mặt tại nơi cư trú (ví dụ: đi học, đi làm,…).
(5) Ghi cụ thể địa chỉ (số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) nơi người chưa thành niên được giáo dục đang chấp hành biện pháp sẽ đến tạm trú.
(6) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
Tải về mẫu đơn xin tạm vắng
Đăng ký tạm trú, tạm vắng là thủ tục bắt buộc khi công dân rời khỏi nơi cư trú chính trong một khoảng thời gian nhất định và chuyển đến một địa điểm khác. Công dân có trách nhiệm đăng ký tạm trú hoặc vắng mặt tại địa điểm đó. Mẫu đơn xin tạm vắng do các cơ quan nhà nước có liên quan lập và sử dụng để quản lý người dân địa phương. Sau đây bạn đọc có thể tham khảo và Download mẫu đơn xin tạm vắng tại đây:
>> Xem thêm: Thủ tục xây dựng khung giá đất
Cách viết đơn xin tạm vắng như thế nào?
Đăng ký tạm trú, tạm vắng là thủ tục giúp công dân có được giấy tờ, tài liệu chứng minh nơi cư trú hợp pháp của mình và bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật. Công dân cư trú hợp pháp ngoài đơn vị hành chính cấp thành phố và đã đăng ký thường trú để làm việc, học tập phải đăng ký tạm trú. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách viết đơn xin tạm vắng như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
1. Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
2. Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
3. Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;
4. Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
5. Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh.
– Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguyên quán của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
– Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguyên quán của cha hoặc mẹ.
– Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
6. Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
7. Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
8. Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
9. Mục “Nơi thường trú” và mục “Địa chỉ nơi ở hiện tại”:
– Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn; số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
11. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).
12. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
13. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
14. Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
15. Mục “Tóm tắt về bản thân” (Từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì): Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
16. Mục “Tiền án” (Tội danh, hình phạt, theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án):
– Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án;
– Đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
– Đã hoặc đang chấp hành hình phạt;
– Bị kết án phạt tù hay được hưởng án treo; hình phạt bổ sung;
– Đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ghi rõ thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách viết đơn xin tạm vắng như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
– Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước
– Tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú
– Chịu sự giáo dục, quản lý của cơ quan và tổ chức xã hội và người được phân công giúp đỡ; người chưa thành niên được giáo dục còn nhận sự giáo dục, quản lý của gia đình và nhà trường
– Thực hiện nghiêm nội dung đã cam kết
– Có mặt khi người có thẩm quyền yêu cầu
– Thông báo, báo cáo về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến lưu trú trong trường hợp được vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, công dân có trách nhiệm phải khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau:
– Đi khỏi xã, phường nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;
Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ;
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;