Đối với một số trường hợp như học sinh còn quá nhỏ, chưa biết chữ hoặc trong trường hợp không thể viết chữ mà có nhu cầu xin phép nghỉ học thì phụ huynh có thể viết đơn xin nghỉ học thay cho con. Để được cho phép nghỉ học với lí do chính đáng thì phụ huynh cần phải viết đơn xin nghỉ học mmộtcachs khóe léo và đầy đủ nội dung, thông tin cần thiết. Nếu bạn chưa biết viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh như thế nào, hãy tham khảo cách viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Đơn xin nghỉ học là gì?
Đơn xin nghỉ học là một loại văn bản quen thuộc đối với học sinh, sinh viên. Đơn xin nghỉ học thường được sử dụng trong các trường hợp không có khả năng đến trường do nhiều lí do khác nhau. Đơn xin nghỉ học rất quan trọng để học sinh, sinh viên có thể xin nghỉ học và được cho phép nghỉ học chính đáng. Để hiểu rõ hơn về đơn xin nghỉ học, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Đơn xin nghỉ học là mẫu đơn dành cho học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh sử dụng trong trường hợp cần xin phép cho bản thân hoặc con của mình nghỉ học vì các lý do nào đó như: ốm, bận công việc, gia đình có việc riêng,… Đặc điểm của đơn xin nghỉ học như sau:
+ Đối tượng viết đơn xin nghỉ học có thể học sinh, sinh viên hoặc là phụ huynh học sinh hoặc người thân có thể viết đơn xin nghỉ học cho con hoặc người thân của mình.
+ Đơn xin nghỉ học có thể được viết tay, đánh máy và gửi qua email hay các ứng dụng liên kết giữa nhà trường và gia đình.
+ Người nhận đơn là các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban giám hiệu của nhà trường nơi học sinh/sinh viên đó đang theo học.
Phụ huynh có được viết đơn xin nghỉ học thay con không?
Thông thường, việc viết Đơn xin nghỉ học sẽ do học sinh, sinh viên viết và gửi đến cho giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó, phụ huynh chỉ cần ký duyệt lý do xin nghỉ học được nêu trong đơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp học sinh, sinh viên không thể tự mình viết đơn xin nghỉ học, do đó mà cần đến sự giúp đỡ từ phụ huynh. Có nhiều người thắc mắc rằng phụ huynh có được viết đơn xin nghỉ học thay con không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Trong một số trường hợp như con ở độ tuổi mầm non, lớp 1, bị ốm, gia đình có việc đột xuất thì phụ huynh có thể là người đứng ra trực tiếp viết Đơn xin nghỉ học thay cho con.
Khi viết đơn đơn xin nghỉ học thay con, kể cả trong trường hợp các thầy cô giáo của con trẻ tuổi hơn mình, các phụ huynh vẫn cần sử dụng lời lẽ nghiêm trang, thể hiện sự tôn trọng của mình với các thầy cô giáo của con. Nội dung đơn cần trình bày rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục.
Đơn xin nghỉ học do phụ huynh viết sử dụng ngôi Tôi thay vì em/con… Ngoài ra, việc cam kết việc học bài, làm bài đầy đủ cũng chuyển thành cam kết hỗ trợ làm bài. Với trường hợp phụ huynh viết đơn xin nghỉ học thay con không cần ký xác nhận.
Nội dung chính của đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con
Để học sinh, sinh viên được cho phép nghỉ học với lí do chính đáng thì đơn xin nghỉ học, Đơn xin nghỉ học tạm thời bảo lưu kết quả cần được viết một cách rõ ràng, đầy đủ thông tin cần thiết giúp giáo viên có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và cho phép nghỉ học. Do đó, đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con cần có đầy đủ những nội dung quan trọng. Dưới đây là những nội dung chính của đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con , bạn có thể tham khảo.
Đơn xin nghỉ họ của phụ huynh viết thay concần phải đầy đủ các thông tin bao gồm:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Thông tin của học sinh, sinh viên xin nghỉ học như họ và tên, lớp, trường, khoa, mã học sinh/sinh viên, …
– Thời gian xin nghỉ học từ ngày…. đến ngày….
– Lý do xin nghỉ học cần trình bày lý do tại sao cần nghỉ học
– Lời cam kết và chữ ký của học sinh cũng như phụ huynh học sinh xác định việc nghỉ học của học sinh.
Cuối cùng sau khi viết đơn cần phải có sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn.
Mẫu đơn xin nghỉ học của phụ huynh
Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo mẫu đơn: mẫu đơn xin phép nghỉ việc được chuyên viên pháp lý cập nhật mới theo quy định hiện nay.
Cách viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con
Đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con không yêu cầu quá khắt khe, chỉ cần có đầy đủ thông tin cần thiết. Tuy nhiên, khi viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con cần phải viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu. Cách viết đơn xin nghỉ học đúng, đủ khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách viết mẫu đơn xin nghỉ học ngay sau đây nhé
– Quốc hiệu, tiêu ngữ của nước Việt Nam: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết in hoa và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
– Kính gửi đến Ban giám hiệu nhà trường… và giáo viên chủ nhiệm ….
– Thông tin của học sinh, sinh viên nghỉ học: Họ và tên, tên trường học, lớp học, khoa, mã sinh viên,…
– Thời gian nghỉ học là từ ngày tháng… đến ngày tháng…
– Lý do nghỉ học: Cần trình bày rõ vì sao viết đơn xin nghỉ học. Nếu như muốn nghỉ dài ngày thì cần có giấy tờ xác nhận.
Để đảm bảo đơn xin nghỉ học được duyệt thì cần đảm bảo được lý do nghỉ học thực sự thuyết phục:
+ Đầu tiên là lý do nghỉ học vì ốm đau, bệnh tật: Đây là lý do xin nghỉ học phổ biến nhất và cũng dễ được thông cảm và chấp thuận. Tuy nhiên, để chắc chắn thì nên kèm theo giấy tờ, xác nhận của bác sĩ.
+ Tiếp theo là lý do bận việc gia đình như gia đình có đám cưới, đám ma,… có người thân nhập viện và cần người chăm sóc.
+ Các việc quan trọng có thể có trong đơn xin việc như hiếu, hỉ, giỗ, đám tang cho thành viên nào đó trong gia đình hoặc chăm sóc người thân bị bệnh.
+ Sau cùng là lý do cá nhân và những lý do khác. Lý do này có thể bao gồm các lý do như áp lực học tập, thi cử lớn cần phải được nghỉ ngơi và lấy lại sức,..
– Lời hứa và cam kết của học sinh: Tại mục này thì bạn có thể hứa ghi chép lại đầy đủ,… và cam kết không tái phạm lần sau.
– Chữ ký của học sinh và phụ huynh: Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất trong cách viết đơn xin nghỉ học. Chữ ký của học sinh để chứng minh bạn là người viết bản kiểm điểm này và chữ ký phụ huynh là để xác nhận lại mẫu đơn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách viết đơn xin nghỉ học của phụ huynh viết thay con năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đơn xin nghỉ học cần trình bày lý do chính đáng bởi tại điểm d khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định:
“Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.”
Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định:
“Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.“
Theo đó, học sinh không được nghỉ học quá 45 buổi học trong một năm nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại.
Do đó dù có viết đơn xin nghỉ học hay không thì cũng cần phải lưu ý về số lần viết đơn trong năm để đảm bảo vẫn được lên lớp.