Việc tiến hành đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện là việc công dân có nguyện vọng tự nguyện muốn tham gia phục vụ tại quốc phòng, quân đội theo diện đi nghĩa vụ quân sự khi công dân đó chưa đủ tuổi hoặc đã đủ tuổi mà chưa tuyển quân. Khi muốn thự chiện tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện, lúc này công dân sẽ làm đơn xin tham gia nghĩa vụ tự nguyện và nộp đến Ban chỉ huy quân sự để được xét theo trình tự quy định pháp. Dưới đây là nội dung mà Luật sư X hướng dẫn Cách viết đơn xin đi nghĩa vụ quân sự tự nguyện mới năm 2023 và quy định pháp luật có liên quan, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về đăng ký tham gia nghĩa vụ như thế nào?
Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo Điều 15, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
“1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.”
Tiêu chuẩn tuyển quân được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ như sau:
“1. Về tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
4. Tiêu chuẩn văn hóa:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
Đơn xin đi nghĩa vụ quân sự tự nguyện
Cách viết đơn xin đi nghĩa vụ quân sự tự nguyện mới năm 2023
Phần kính gửi: công dân ghi rõ ràng tên của Hội đồng nghĩa vụ nơi công dân sinh sống
Công dân điền đầy đủ thông tin cá nhân như tên, Ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện tại, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh bản thân.
Công dân thể hiện mong muốn được hội đồng nghĩa vụ quân sự nơi mình sinh sống xét duyệt cho tôi tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sắp tới. Phần lý do viết đơn và cam kết khi được nhập ngũ trình bày rõ nguyện vọng của mình, bạn có thể thêm bớt nội dung sao cho hợp lý là được.
Đồng thời công dân cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập.
Cuối đơn: người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên và nộp cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự nơi mình sinh sống.
Trước khi viết đơn tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì công dân cần đọc kỹ những quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự trong Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật có liên quan để hiểu rõ hơn cũng như đảm bảo được các tiêu chuẩn và quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như thế nào?
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định rằng công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy để tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ cần đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, chi tiết quy định pháp luật về nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như sau:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành quy định về nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
…
2. Nội dung khám sức khỏe
a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
…
Như vậy, nội dung khám nghĩa vụ quân sự nam như sau:
– Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ví dụ như:
+ Chiều cao, cân nặng, vòng ngực;
+ Huyết áp;
+ Mạch;
+ Thị lực;
+ Thính lực;
+ Thể lực;
+ Ngoại khoa;
+ Da liễu;
+ Tâm thần kinh;
+ Răng hàm mặt;
+ Tai mũi họng;
+ Nội khoa.
– Trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
– Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
– Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cách viết đơn xin đi nghĩa vụ quân sự chúng tôi cung cấp dịch vụ … Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cách viết đơn xin đi nghĩa vụ quân sự” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
- Cận bao nhiêu độ được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định?
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là Không. Căn cứ vào quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, việc có tiền sự không thuộc trường hợp tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự và cũng không thuộc trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tiêu chuẩn sức khỏe là một trong các điều kiện quan trọng để tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, công dân trước khi tham gia nhập ngũ phải tiến hành kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Trường hợp trốn tránh khám sức khỏe sẽ bị xử lý theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023 như sau:
Phạt từ 10 – 12 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Phạt từ 12 – 15 triệu đồng: Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền 15 – 20 triệu đồng: Có hành vi gian dối để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự.
Phạt tiền 25 – 35 triệu đồng: Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định, thời gian khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12. Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe trước 15 ngày.
Sau khi có kết quả khám sức khỏe, công dân sẽ được gọi nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi lần thứ hai. Theo đó, sau Tết Nguyên đán, lễ ra quân nhập ngũ sẽ được diễn ra trên cả nước