Kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, ý kiến, nguyện vọng, đề xuất, giải pháp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ thể có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và quản lý thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội do cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm. Đặc biệt, đối với những trường hợp tranh chấp đất đai cụ thể, công dân còn có quyền làm đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy cách viết đơn kiến nghị về đất đai tranh chấp như thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Đơn kiến nghị về đất đai tranh chấp là gì?
Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 4620/VBHN-BTP hợp nhất Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do Bộ Tư pháp ban hành thì: “Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.”
Đơn kiến nghị giải quyết đất đai tranh chấp là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức soạn thảo gửi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khi tranh chấp đất đai xảy ra nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của người dân
Mẫu đơn kiến nghị giải quyết về đất đai tranh chấp
Đơn kiến nghị tranh chấp đất đai là văn bản ghi rõ thông tin của người kiến nghị và các đề nghị giải quyết vụ việc của người dân. Đồng thời, mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai còn là căn cứ để các cơ quan nhà nước có liên quan xem xét đơn yêu cầu của công dân. Đơn khởi kiện trong tranh chấp đất đai phải đảm bảo đúng về hình thức, nội dung đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật tránh hiểu nhầm về nội dung của mẫu đơn.
Yêu cầu đối với kiến nghị bao gồm những hình thức sau:
“1. Yêu cầu đối với phản ánh, kiến nghị bằng văn bản:
a) Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức sau:
– Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận;
– Thông qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử).
b) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
c) Thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị;
d) Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
Hướng dẫn cách viết
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xem xét những kiến nghị đó của công dân.
Phần nội dung của đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai:
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết. Nếu như người làm đơn thực hiện việc kiến nghị theo hợp đồng ủy quyền thì trong đơn kiến nghị cũng phải trình bày những thong tin của những cá nhân tham gia hợp đồng ủy quyền đó.
+ Người làm đơn sẽ trình bày ngắn gọn những lý do viết đơn cùng những kiến nghị đối với vụ án tranh chấp đất đai.
+ Người làm đơn sẽ cung cấp những tại liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo khi nộp đơn kiến nghị .
Cuối đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai
Dân số ngày càng đông kéo theo nhu cầu về đất đai ngày càng cao. Vì vậy, hiện tượng tranh chấp pháp lý về đất đai ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Tại Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết về tranh chấp đất đai như sau:
– Tiến hành hòa giải cơ sở: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về đất đai
Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp rất phổ biến và phức tạp. Trong thực tiễn tranh chấp đất đai thường ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về đất đai như sau:
a. Hòa giải cơ sở
Điều 135 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rất rõ ràng về hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
– Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
– Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
b. Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án
* Thủ tục nộp đơn và hồ sơ khởi kiện:
– Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ về nguồn gốc đất đai; Chứng cứ liên quan đến khởi kiện.
– Thủ tục nộp đơn và hồ sơ:
+ Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tới Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
* Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án:
– Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.
* Xét xử sơ thẩm:
– Trong trường hợp các đương sự không hòa giải được với nhau về cách thức giải quyết tranh chấp thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
– Trong thời hạn một tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cách viết đơn kiến nghị về đất đai tranh chấp” đã được Luật sư x đề cập ở vấn đề trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới các vấn đề pháp lý hoặc các thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cccd. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu hòa giải không thành thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo 1 trong 2 hướng sau:
Trong trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thì tranh chấp đất đai sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tương ứng hoặc:
– Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra quy định rõ ràng về việc có được phép xây dựng trên đất đang tranh chấp. Trên thực tế, việc các cá nhân có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất thì chỉ cần đáp ứng mục đích sử dụng đất và tuân thủ đầy đủ các quy định, điều kiện để được phép tiến hành xây dựng theo Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 là có thể tiến hành xây dựng nhà ở