Trợ cấp thất nghiệp không còn quá xa lạ đối với hầu hết những người lao động hiện nay. Trong qua trình làm việc người lao động đăng ký tham gia hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc tại công ty. Tuy nhiên, nhiều người lao động không biết cách viết đơn chuẩn chỉnh, chính xác để nộp. Chính vì vậy Luật sư X sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề “Cách viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành” cho bạn đọc qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Cách viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Đây là khoản tiền nhận trực tiếp của người lao động sau khi họ đã bị mất việc làm. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải tham gia và đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong quá trình làm việc tại công ty.
Để hưởng được khoản tiền này bạn cần đến nơi phát để nộp đơn và một số giấy tờ nhất định. Sau đây sẽ là hướng dẫn viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hướng dẫn viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mẫu đơn được dùng hiện hành là Theo Mẫu số 03 – TT 28, Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện, ban hành kèm theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp).
Xem trước và tải mẫu đơn dưới đây:
Cách viết đơn:
Bước 1: tải mẫu đơn và in thành bản cứng
Bước 2: Điền đúng tất cả thông tin yêu cầu vào mẫu đơn. Những thông tin cá nhân cơ bản bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ; công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn; ngày tháng năm chấm dứt hợp đồng lao động,…
Bước 3: ký và ghi rõ họ tên.
Lưu ý:
- Phần kính gửi thì ghi cụ thể trung tâm việc làm nơi bạn đề nghị nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
- Điền đúng tất cả thông tin của bạn, đặc biệt là số tài khoản (nếu không nhận bằng tiền mặt);và thời gian chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.
- Sau khi nghỉ việc bạn không tham gia hợp đồng lao động nào khác tính đến thời điểm hưởng trợ cấp thì mới được nhận trợ cấp.
- Khi nộp đơn, người hưởng trợ cấp phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, các giấy tờ kèm theo: quyết định cho thôi việc,….
Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Căn quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:
Một là: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp- theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Mẫu đơn và cách ghi được phân tích bên trên.
Hai là: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:Quyết định chấm dứt HĐLĐ; hoặc HĐ làm việc đã hết hạn; hoặc quyết định thôi việc; hoặc quyết định sa thải; hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc; hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
Ba là: Sổ bảo hiểm xã hội.
Bốn là: Giấy tờ tuỳ thân của người hưởng trợ cấp thất nghiệp; bao gồm: CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Năm là: Hai ảnh 2×3 (nền xanh/nền trắng đều được).
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Đầu tiên, bạn sẽ nộp hồ sơ bao gồm đơn đề nghị và một số giấy tờ bên trên kèm theo. Lưu ý, phải chuẩn bị đầy đủ để tránh mất thời gian, chi phí đi lại. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm nhận hồ sơ sẽ nhận hồ sơ và tiến hành hành thẩm định hồ sơ của bạn. Nếu đủ hồ sơ và điều kiện thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác nhận và cấp tiền trợ cấp theo quy định trong thời hạn nhất định.
Để thận trọng hơn, bạn có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để tránh sai xót.
Mời bạn xem thêm:
- Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
- Hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
- Bị sa thải hay tự nghỉ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục nhập học lớp 1 năm 2020-2021”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, công ty tạm ngưng kinh doanh….của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trợ cấp thất nghiệp: Là khoản tiền cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt sử dụng lao động với người sử dụng lao động. Điều kiện được hưởng là trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động không làm việc ở doanh nghiệp nào khác.
Một là: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp- theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Mẫu đơn và cách ghi được phân tích bên trên.
Hai là: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:Quyết định chấm dứt HĐLĐ; hoặc HĐ làm việc đã hết hạn; hoặc quyết định thôi việc; hoặc quyết định sa thải; hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc; hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
Ba là: Sổ bảo hiểm xã hội.
Bốn là: Giấy tờ tuỳ thân của người hưởng trợ cấp thất nghiệp; bao gồm: CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Năm là: Hai ảnh 2×3 (nền xanh/nền trắng đều được).