Mỗi cơ quan, tổ chức sẽ đặt ra những quy định riêng dành cho người lao động trong nội bộ, Khi có những hành vi vi phạm, ban lãnh đạo sẽ đề ra hình thức xử lý kỷ luật tương ứng tùy theo từng lỗi khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ban lãnh đạo khi xử lý kỉ luật nhân viên phải lập mẫu biên bảo xử lý kỷ luật theo quy định. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách viết biên bản xử lý kỷ luật như thế nào? Tải về Mẫu biên bản xử lý kỷ luật tại đâu? Cần lưu ý những gì khi viết biên bản xử lý kỷ luật? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Cách viết biên bản xử lý kỷ luật như thế nào?
Anh L là nhân viên phòng truyền thông tại công ty phân phối mỹ phẩm nội địa. Gần đây, anh L thường xuyên tự ý nghỉ làm không xin phép cấp trên, công việc hoàn thành chậm tiến độ, ban lãnh đạo đã nhắc nhở nhiều lần nhưng anh L không chấp hành nên muốn đưa ra xử lý kỉ luật. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách viết biên bản xử lý kỷ luật như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Theo đó, trường hợp người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì tại thời điểm xảy ra vi phạm, người sử dụng lao động có trách nhiệm tiến hành lập biên bản vi phạm hay còn gọi là biên bản xử lý kỷ luật nhân viên. Sau đó, thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật được lập ngay trong cuộc họp xử lý kỷ luật, do đó, khi ghi chép lại nội dung cuộc họp phải đảm bảo tính khách quan, chính xác.
– Về hình thức, cần trình bày rõ ràng, sạch sẽ, hạn chế tẩy xóa và đầy đủ nội dung, thành phần biên bản.
– Về nội dung:
+ Ở phần thành phần tham dự: Cần ghi đầy đủ, chính xác họ tên, chức vụ, vị trí làm việc của người tham dự cuộc họp.
+ Phần nội dung biên bản: Đây là phần chính của biên bản, trong đó cần trình bày rõ thông tin sự việc vi phạm (thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra…) một cách khách quan. Lưu ý, không nên trình bày lan man, chỉ nên tập trung vào các nội dung chính, có liên quan đến hành vi vi phạm của nhân viên.
Ngoài ra, cần ghi rõ hình thức kỷ luật áp dụng với người có hành vi vi phạm (khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, sa thải).
Biên bản kỷ luật nhân viên phải có đầy đủ chữ ký của những người tham dự, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Mẫu biên bản xử lý kỷ luật
CÔNG TY ……………..
Số: …../…../BB-…..
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——******——-
………, ngày ….. tháng ….. năm ……
BIÊN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT
Biên bản xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với:
Ông/Bà: …………………………………. Mã số nhân viên: ………………………………..
Chức vụ/Chức danh: ………………… Phòng ban/Bộ phận: ……………………………
Vào lúc: ….. giờ ….. phút, ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại: Phòng họp Công ty …………………………………………………………………………
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ:
– Đại diện Ban lãnh đạo:
Ông/Bà: ………………………………………………….. Chức vụ: ……………………………..
– Đại diện nhân sự công ty:
Ông/Bà: ……………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………… Phòng ban: ……………………………
– Người bị lập biên bản:
Ông/Bà: ……………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………… Phòng ban: ……………………………
– Người làm chứng:
Ông/Bà: ……………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………… Phòng ban: ……………………………
II. NỘI DUNG:
– Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc vi phạm: ………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
– Diễn biến sự việc: ………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
– Bằng chứng, tang vật: …………………………………………………………………….
– Thiệt hại của công ty: ……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
– Ý kiến của người bị lập biên bản: …………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
– Hình thức xử phạt của Ban lãnh đạo: ………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
– Ý kiến của người làm chứng và đại diện nhân sự công ty: …………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Cuộc họp kết thúc vào hồi: ….. giờ ….. phút, ngày ….. tháng ….. năm …..
Đại diện Ban lãnh đạo (Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu) | Người bị lập biên bản (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Đại diện nhân sự công ty (Ký tên, ghi rõ họ tên) | Người làm chứng (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Tải về mẫu biên bản xử lý kỷ luật
Để công tác quản lý nhân sự hiệu quả, ban giám đốc đã ban hành các quy định với các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng tùy theo từng trường hợp vi phạm. Khi có nhân viên trong công ty vi phạm dẫn đến phải áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật thì ban giám đốc cần phải lập biên bản xử lý. Có nhiều thắc mắc liên quan đến mẫubiên bản xử lý kỷ luật hiện nay. Sau đây, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu biên bản xử lý kỷ luật tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: Mẫu đơn thuận tình ly hôn
Lưu ý: Biên bản về việc vi phạm kỷ luật là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
Người lập biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động điền đầy đủ thông tin về thành phần tham dự cuộc họp, lỗi vi phạm của người lao động, ý kiến các bên, kết luận và các nội dung khác liên quan
Những người tham gia ký vào phía cuối văn bản đảm bảo tính khách quan của biên bản.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách viết biên bản xử lý kỷ luật như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật thông thường gồm 03 phần:
– Thành phần tham dự: Gồm những ai? Giữ chức vụ gì? Thuộc phòng, ban nào?
– Nội dung, gồm:
+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc;
+ Diễn biến sự việc;
+ Bằng chứng, tang vật;
+ Thiệt hại của công ty;
+ Ý kiến người bị lập biên bản;
+ Hình thức xử phạt…
– Thời gian kết thúc cuộc họp.
– Chữ ký của các bên.
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, hiện nay có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:
– Khiển trách.
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
– Cách chức.
– Sa thải.
Bên cạnh đó, theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, về nguyên tắc thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối với trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.