Việc không tuân thủ thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân có thể gây ra các biện pháp trừng phạt từ cơ quan thuế. Các biện pháp này có thể bao gồm khoản phạt về tiền bạc dựa trên số tiền nợ thuế, lãi suất phạt cho số tiền nợ chưa được thanh toán và các hậu quả pháp lý khác. Nếu bạn quá bận không có thòi gian đến trực tiếp để kiểm tra và thực hiện các thủ tục thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện online qua trang web của Tổng cục Thuế Việt Nam. Hãy tham khảo thêm trong bài viết “Hướng dẫn cách tra thuế thu nhập cá nhân năm 2023” của Luật sư X để biết cách thực hiện nhé!
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Mã số thuế là một hệ thống mã định danh duy nhất được cấp cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp để ghi nhận và theo dõi hoạt động thuế. Việc cấp mã số thuế thường được quản lý bởi cơ quan thuế của từng quốc gia. Để cấp mã số thuế, bạn cần tuân thủ quy trình và yêu cầu của cơ quan thuế. Thông thường, bạn sẽ cần điền vào một đơn đăng ký hoặc biểu mẫu cung cấp thông tin như tên, địa chỉ, loại hình hoạt động kinh doanh của bạn. Sau khi hoàn thành đơn đăng ký, bạn gửi nó đến cơ quan thuế hoặc nơi được chỉ định để xem xét và xử lý.
Bạn có thể xem thêm về: Hướng dẫn cách đăng ký chữ ký số trên trang thuế điện tử
Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
- Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
- Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
- Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
- Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Đăng ký thuế bao gồm:
- Đăng ký thuế lần đầu;
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
- Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Khôi phục mã số thuế.
Hướng dẫn cách tra thuế thu nhập cá nhân năm 2023
Hiện nay cơ quan thuế đã có sẵn trang thông tin điện tử, bạn có thể đăng ký và sử dụng hệ thống tra cứu thuế trực tuyến của cơ quan thuế để tìm hiểu thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Hệ thống này thường cho phép bạn nhập thông tin cá nhân và thu nhập của mình để tính toán số thuế cần nộp hoặc xem các thông tin liên quan đến thuế. Đọc và tìm hiểu về các khoản miễn thuế, các khoản giảm thuế hoặc các khoản khấu trừ khác có thể áp dụng đối với thuế thu nhập cá nhân. Điều này giúp bạn tìm hiểu cách tối ưu hóa trạng thái thuế của mình và tiết kiệm số tiền thuế.
Hiện nay, có 02 cách tra cứu thuế thu nhập thuế thu nhập cá nhân đã nộp đó là tra cứu bằng hóa đơn và tra cứu bằng website, cụ thể như sau:
(1) Tra cứu thuế TNCN đã nộp bằng hóa đơn:
Sau khi người nộp thuế kiểm tra thông tin và thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế sẽ nhận được một biên lai xác nhận đã đóng thuế TNCN.
Người nộp thuế có thể tra lại những thông tin có trên biên lại và đối chiếu khi xảy ra sai sót.
(2) Tra cứu thuế TNCN đã nộp trên địa chỉ website của Tổng cục thuế
Trong trường hợp người nộp thuế muốn kiểm tra lại số tiền thuế đã nộp mà mất biên lai thu thuế thì người nộp thực hiện tra cứu thuế TNCN đã nộp qua địa chỉ Tổng cục thuế, như sau:
Bước 1: Truy cập website của tổng cục thuế việt nam
Bước 2: Điền thông tin đăng nhập tại mục đăng nhập hệ thống.
Bước 3: Sau khi đăng nhập tài khoản tra cứu thuế TNCN thành công, chọn vào mục Tra cứu.
Bước 4: Điền vào loại tờ khai cần tìm, trạng thái và thời gian muốn tra cứu là ngày, tháng, năm nào.
Bước 5: Ấn tra cứu thì thông tin về những khoản thuế đã nộp sẽ hiện lên.
Người nộp thuế có thể kiểm tra số tiền thuế mình đã nộp. Nếu có sai sót có thể in ra để xem xét và đối chiếu.
Lưu ý, cách tra cứu trên áp dụng đối với trường hợp cá nhân có kê khai tờ khai thuế TNCN tại hệ thống của tổng cục thuế
Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân là một yêu cầu quan trọng mà các cá nhân phải tuân thủ để đáp ứng các trách nhiệm thuế của mình. Nhà nuowsc đã cso quy định thời hạn cho tùng đối tượng và mốc thời hạn cho từng quá trình thực hiện. Bạn cần theo dõi và để ý thời gian để thực hiện co đúng tránh việc quá hạn và có thể bị xử phạt. Lưu ý rằng mức xử phạt nộp chậm rất cáo nên hãy chú ý để tránh thiệt hại cho mình nhé!
Thời hạn khai, nộp thuế
Tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
Thời hạn khai, nộp thuế theo tháng/quý được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Như vậy, thời hạn khai, nộp thuế theo tháng/quý xác định như sau:
– Đối với trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Đối với trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn quyết toán thuế
Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn quyết toán thuế cho thu nhập nhận được trong năm 2022 như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
Theo đó, thời hạn quyết toán thuế cho thu nhập nhận được trong năm 2022 xác định như sau:
Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày 31/3/2023.
Nếu cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế thì thời hạn quyết toán thuế chậm nhất là ngày 30/4/2023.
Lưu ý, trong trường hợp cơ quan thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế sẽ thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Bản mẫu đơn ly hôn thuận tình
- Thuê luật sư tranh chấp đất đai thế nào?
- Thuê đất trả tiền hàng năm và trả tiền một lần quy định thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn cách tra thuế thu nhập cá nhân năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mã số thuế (MST) cá nhân là một mã số duy nhất được cấp bởi cơ quan Thuế cho mỗi cá nhân có thu nhập phải nộp thuế. MST cá nhân có các công dụng và lợi ích sau đây:
1) Giúp cơ quan thuế quản lý, kiểm tra và thống kê việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế của mỗi cá nhân.
2) Giúp cá nhân theo dõi, kiểm tra và quyết toán thuế của mình.
3) Giúp cá nhân được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc, được khấu trừ thuế 10% thay vì 20% đối với các khoản thu nhập vãng lai, được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.