Ốm đau bệnh tật là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến sức khỏe luôn được đông đảo người dân quan tâm. Trước đây, khi người dân khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế sẽ được cấp cho một bộ hồ sơ bệnh án, tuy nhiên hiện nay hồ sơ này đã được hệ thống hóa trên hệ thống dữ liệu điện tử của bệnh viện để tiện cho việc bệnh nhân theo dõi. Vậy cách tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử như thế nào? Cơ sở khám chữa bệnh lưu trữ hồ sơ bệnh án cần đảm bảo các yêu cầu gì? Lợi ích khi sử dụng hồ sơ bệnh án online ra sao? Những thắc mắc liên quan đến việc công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây.
Cách tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử nhanh và dễ dàng
Việc lập hồ sơ bệnh án là điều bắt buộc khi có người bệnh điều trị ngoại trú và nội trú. Mỗi một người bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế sẽ chỉ có một hồ sơ bệnh án. Nó bao gồm tài liệu liên quan tới y học, y tế và pháp lý. Hiện nay, bệnh nhân không cần đem theo các giấy tờ hồ sơ phức tạp mà có thể tra cứu hồ sơ bệnh án online sẽ có tất cả thông tin như kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán… Cách tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử nhanh và dễ dàng được thực hiện như sau:
Hiện nay việc tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử chỉ áp dụng đối với người có quyền sử dụng, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT.
Căn cứ theo quy định Điều 7 Thông tư 46/2018/TT-BYT, người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử khi có yêu cầu với cơ sở khám chữa bệnh.
Người có quyền sử dụng, khai thác hồ sơ bệnh án thực hiện việc tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử tại trang thông tin điện tử của cơ sở khám chữa bệnh. Tùy bệnh viện sẽ yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản để kiểm soát quyền truy cập và bảo đảm tính bảo mật. Người bệnh khám chữa bệnh ở bệnh viện nào thì bệnh đó sẽ lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử.
Ví dụ: Cách tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện quân y 175 có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Vào trang thông tin điện tử bệnh viện theo đường link dưới đây:
http://hssk.benhvien175.vn/#/benh-nhan.
Bước 2: Nhập mã y tế được cấp và năm sinh, chọn mục hồ sơ khám. Bấm tra cứu để xem kết quả.
Việc tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử phải đảm bảo quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT.
Cơ sở khám chữa bệnh lưu trữ hồ sơ bệnh án cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Tùy vào từng loại bệnh án, các hồ sơ giấy của bệnh nhân sẽ được lưu trữ trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc lưu trữ hồ sơ giấy tồn tại nhiều rủi ro như thất lạc, hỏng và khó khăn trong việc tìm kiếm, cập nhật. Chính vì vậy, các cơ sở y tế cần lưu ý tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân hiện nay. Vậy Cơ sở khám chữa bệnh lưu trữ hồ sơ bệnh án cần đảm bảo các yêu cầu gì, mời quý độc giả cùng theo dõi:
Theo quy định Điều 6 Thông tư 46/2018/TT-BYT, cơ sở khám chữa bệnh lưu trữ hồ sơ bệnh án khi đảm bảo các yêu cầu như sau:
[1] Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư 54/2017/TT-BYT ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[2] Thiết bị lưu trữ phải có đủ dung lượng để lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
– Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm.
– Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm.
– Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm.
– Phải có bản sao dự phòng.
[3] Hồ sơ bệnh án điện tử phải được lưu trữ dự phòng tại một cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu (data center) đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
[4] Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh sáp nhập thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử cho nơi sáp nhập tiếp nhận.
Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh giải thể thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi giải thể tiếp nhận.
[5] Định kỳ hằng tuần, cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử.
Lợi ích khi sử dụng hồ sơ bệnh án online
Mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án. Chính vì vậy, nếu cơ sở y tế không quản lý tốt các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân rất dễ dẫn đến tình trạng thất lạc, mất mát. Việc sử dụng hồ sơ bệnh án online sẽ khắc phục được những nhược điểm này. Lợi ích khi sử dụng hồ sơ bệnh án online như sau:
Lợi ích với người bệnh
Người bệnh sẽ không cần phải lưu giữ các loại giấy tờ liên quan tới việc khám, chữa bệnh. Thay vào đó, bệnh án online sẽ có tất cả thông tin như kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán…
Vấn đề không may làm mất kết quả xét nghiệm hay là không thể đọc được chữ của bác sĩ đều được khắc phục với giải pháp này. Ngoài ra, bệnh nhân có thể so sánh từng chỉ số trong xét nghiệm hoặc kết quả khám một cách rất dễ dàng.
Bệnh án online đem đến một hồ sơ mà người bệnh có thể tự quản lý thông tin về sức khỏe của bản thân cho tới trọn đời. Thêm vào đó, việc lưu trữ tiền sử bệnh, tiền sử gia đình và tiền sử dị ứng thuốc giúp người bệnh chủ động trong việc phòng bệnh.
Lợi ích với cơ sở y tế
Các cơ sở y tế nhận được thông tin, dữ liệu lâm sàng một cách nhanh chóng và kịp thời để kịp thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chi phí duy trì các kho lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng giấy sẽ được tiết kiệm hơn khi chuyển qua sử dụng hồ sơ bệnh án online.
Đặc biệt là, hồ sơ bệnh án online còn giúp công tác nghiên cứu được cung cấp dữ liệu từ người bệnh một cách đầy đủ. Bệnh án online cũng góp phần cho việc khám, chữa bệnh trở nên minh bạch hơn khi tất cả kết quả xét nghiệm và tiền thuốc đều được công khai.
Lợi ích đối với nhân viên y tế
Hồ sơ bệnh án online giúp cho việc truyền tải thông tin người bệnh giữa các khoa một cách nhanh chóng, nâng cao khả năng truyền thông và tương tác giữa các cơ sở y tế với nhau cũng như với người bệnh. Việc này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Tránh bị trùng lặp các chỉ định cận lâm sàng, dễ dàng tìm kiếm thông tin giúp các bác sĩ giảm thời gian khám và hỗ trợ điều trị và chẩn đoán. Thêm vào đó, bệnh án online giúp các y bác sĩ giảm thời gian thăm khám, thông tin và đơn thuốc người bệnh được lưu trữ một cách chính xác tuyệt đối.
Những lưu ý khi triển khai hồ sơ bệnh án Online
Hồ sơ bệnh án online là hồ sơ sức khỏe của người bệnh được lưu trữ dưới dạng điện tử. Người bệnh có thể tra cứu lại, chia sẻ và in ra bất cứ lúc nào một cách dễ dàng, từ đó nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh của cơ sở y tế. Việc áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử giúp số hóa dữ liệu sức khỏe người dân, tạo kho dữ liệu y tế quốc gia, đồng thời giảm bớt chi phí và quy trình quản lý giấy tờ tại các cơ sở y tế. Khi triển khai hồ sơ bệnh án Online, cơ sở y tế cần phải lưu ý những điều sau đây:
Về việc sử dụng chữ ký số
Theo điều 13 thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về việc sử dụng chữ ký số và chữ ký điện tử như sau:
+ Hồ sơ bệnh án online được nhập thông tin, bệnh nhân hoặc người đại diện sẽ sử dụng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số đảm bảo hợp pháp.
+ Với trường hợp người nhập thông tin vào hồ sơ sử dụng chữ ký điện tử thì thủ trưởng cơ sở y tế đó phải sử dụng chữ ký số hợp pháp để xác nhận.
+ Thủ trưởng cơ sở y tế phải cho ban hành quy chế liên quan tới việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số cho đơn vị của mình trước khi triển khai thực hiện hồ sơ bệnh án Online.
Việc lưu trữ
Các cơ sở y tế được phép lưu trữ hồ sơ bệnh án online thay hồ sơ giấy khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Phần mềm hồ sơ bệnh án online phải đặt mức nâng cao theo quy định của bộ Y tế.
+ Thiết bị lưu trữ phải đảm bảo đủ dung lượng để lưu trữ hồ sơ bệnh án online.
+ Phải có hệ thống lưu trữ dự phòng đáp ứng tiêu chuẩn.
+ Trong trường hợp cơ sở y tế sáp nhập thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án online cho nơi tiếp nhận việc sáp nhập.
+ Cơ sở y tế phải thực hiện lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án online định kỳ hàng tuần.
Bảo mật thông tin người bệnh
Các quy định về tính riêng tư thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử được đưa ra dành cho những đối tượng như sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở y tế, đại diện cơ quan quản lý nhà nước… Các đối tượng đó khi sử dụng hồ sơ bệnh án thì thông tin phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích.
Bảo mật và tính riêng tư của dữ liệu của hồ sơ bệnh án Online
+ Việc truy cập, chia sẻ thông tin hồ sơ bệnh án phải thực hiện theo quy định.
+ Có biện pháp kiểm soát người dùng truy cập ví dụ như xác thực người dùng, phân quyền người dùng theo vai trò trong cuộc việc…
+ Có các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại, truy cập trái phép và gặp sự cố.
+ Việc trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở y tế, hồ sơ bệnh án online phải được mã hóa trong quá trình trao đổi.
+ Ghi, viết cụ thể các ngày giao dịch, số tiền, tương tác của người sử dụng trên ứng dụng.
+ Xây dựng và ban hành quy chế về bảo mật thông tin ở các cơ sở y tế.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tra cứu hồ sơ bệnh án điện tử”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như soạn thảo về Đổi tên bố trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2018/TT-BYT quy đinh về sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử.
Theo đó, người có quyền sử dụng hay khai thác hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh là người được cho phép khai thác hồ sơ bệnh án điện tử theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm:
[1] Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám chữa bệnh được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật.
[2] Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử hoặc sao chép giấy có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
[3] Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh: Được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án giấy khi có yêu cầu, trừ trường hợp có quy định khác.
Việc sử dụng thông tin hồ sơ bệnh án điện tử của các đối tượng trên phải được giữ bí mật và sử dụng đúng với mục đích đã yêu cầu với cơ sở khám chữa bệnh cho phép.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 46/2018/TT-BYT, hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm:
– Hồ sơ bệnh án nội trú;
– Hồ sơ bệnh án ngoại trú;
– Các loại hồ sơ bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế.