Quảng cáo mỹ phẩm được coi là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại mà đối tượng ở đây là các mặt hàng mỹ phẩm. Qua quảng cáo mỹ phẩm thương nhân có thể giới thiệu với khách hàng hiểu về hàng hóa, dịch vụ của mình, giúp khách hàng hiểu hơn về hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân cung cấp, sản xuất đã và đang được đưa ra trên thị trường. Bên cạnh đó khi nhiều người biết đến sản phẩm đánh vào thị hiếu của khách hành từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng cao, tăng sản lượng mua, giảm tình trạng hàng tồn kho. Như vây, có thể nói hoạt động quảng bá mỹ phẩm để nhằm mục đích xúc tiến thương mại và thu lợi nhuận. Để kiểm soát các hoạt động quảng cáo mỹ phẩm Nhà nước ta đã ban hành quy định đối với việc quảng cáo mỹ phẩm là hình thức bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo. Sau đây Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Cách tra cứu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhanh, chính xác“. Hy vọng bài viết có thể có thể hỗ trợ giúp bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý
Tại sao cần có giấy phép quảng cáo mỹ phẩm?
Theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn, quảng cáo mỹ phẩm là hình thức bắt buộc phải xin giấy phép cho nội dung quảng cáo. Doanh nghiệp chỉ được phép quảng cáo cho mỹ phẩm khi được cơ quan cấp phép cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm.
Các sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện quảng cáo phải xin giấy phép:
Theo quy định, tất cả các sản phẩm mỹ phẩm muốn quảng cáo tại Việt Nam cần phải thực hiện việc xin giấy phép. Theo đó, các sản phẩm mỹ phẩm phải xin phép khi quảng cáo bao gồm:
- Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, …);
- Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hóa học);
- Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột);
- Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, … ;
- Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi, … ;
- Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh, … ;
- Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel, …) ;
- Các sảm phẩm tẩy lông;
- Chất khử mùi và chống mùi;
- Các sản phẩm chăm sóc tóc: (nhuộm và tẩy tóc, thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc, các sản phẩm định dạng tóc, các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội); sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu); các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp);
- Các sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa);
- Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt;
- Các sản phẩm dùng cho môi;
- Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng;
- Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân;
- Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài;
- Các sản phẩm chống nắng;
- Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng;
- Sản phẩm làm trắng da;
- Sản phẩm chống nhăn da;
- Sản phẩm khác.
Có thể tra cứu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ở đâu?
Tra cứu trên tài khoản đăng ký của doanh nghiệp
Khi nộp hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp sẽ phải lập một tài khoản trên cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm:
http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
Sau khi được cấp giấy phép, nếu muốn tra cứu số giấy phép, ngày cấp, nội dung, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình. Sau đó, chọn phần hồ sơ đã trả lời kết quả, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về các giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đã được cấp.
Nội dung hiển thị bao gồm: Mã hồ sơ tiếp nhận, số xác nhận quảng cáo, ngày trả kết quả trực tuyến, tên sản phẩm và phương tiện quảng cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tải Giấy phép bản mềm tại cột cuối cùng của bảng thông tin.
Tra cứu trực tiếp trên cổng thông tin http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
Một đáp án khác cho câu hỏi thường gặp tra cứu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ở đâu? Chính là trực tiếp trên cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm. Đối với hình thức tra cứu này doanh nghiệp không cần đăng nhập tài khoản, mọi người chỉ cần truy cập vào trang web phía trên.
Sau đó, chọn mục “tra cứu”. Tại ô tìm kiếm, gõ tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm (gõ chính xác) để xem kết quả tìm kiếm.
Với hình thức này các bạn không chỉ tra cứu được giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của doanh nghiệp mình mà còn có thể tra cứu giấy phép của các đơn vị khác.
Quảng cáo mỹ phẩm không chưa xin giấy phép có bị xử lý không?
Căn cứ Điều 51 nghị định 38/2021/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo về vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm. thì xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin như là tên mỹ phẩm, tính năng, công dụng mỹ phẩm, và các cảnh bảo theo quy định quảng cáo trên báo nói, báo hình
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định
+ Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc một số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn
+ Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung như là tên mỹ phẩm, tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm, trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy đinh
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc
Như vậy thì các hành vi vi phạm liên quan đến quảng cáo mỹ phẩm có thể bị xử phạt lên đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và lên đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức theo điều 5 nghị định 38 năm 2021 của Chính phủ.
Còn đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm chưa có giấy phép quảng cáo thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền năm 2023?
- Hồ sơ xin trích lục khai sinh năm 2023
- Mẫu văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình năm 2023
- Thủ tục mua bán sang tên xe máy năm 2023
Thông tin liên hệ:
Vấn đề về “Cách tra cứu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhanh, chính xác” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục nhập hộ khẩu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo mỹ phẩm bao gồm các mục hồ sơ sau đây:
Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
Mẫu nhãn sản phẩm;
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước cấp số tiếp nhận;
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm là Sở y tế tại tỉnh/thành phố do đơn vị xin giấy phép quảng cáo đăng ký trụ sở chính.
Căn cứ thông tư số 277/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm nộp phí thẩm định, lệ phí cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định của pháp luật (1.800.000 đồng/01 hồ sơ).