Vấn đề lương thưởng bao giờ cũng là vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm lớn của người lao động. Đặc biệt vào những ngày cuối năm, người lao động luôn mong chờ đến khoản thưởng tết bên phía công ty, doanh nghiệp để trang trải cuộc sống, đây còn được cho là một khoản khích lệ, một chế độ đãi ngộ để giữ chân người lao động. Pháp luật hiện hành không có quy định chung nào áp dụng cho việc thưởng tết của các các doanh, theo đó mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng quy chế thưởng riêng đói với người lao động. Tại nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về cách tính thưởng Tết theo thâm niên. Hi vọng những quy định pháp luật chúng tôi chia sẻ sẽ mang điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về chế độ lương thưởng cho người lao động hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền thưởng như sau:
– Thưởng là số tiền hoặc tài sản, có thể thông qua các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
– Và quy chế thưởng do người sử dụng lao động quy định và thực hiện việc công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trên cơ sở quy định trên, có thể hiểu tiền thưởng chính là khoản tiền bên cạnh khoản tiền lương chính thức theo hợp đồng lao động mà người lao động được nhận nếu như có thành tích xuất sắc hoặc chăm chỉ làm việc chăm chỉ, năng suất. Và đây cũng là một trong những chính sách để doanh nghiệp có thể thu hút nhân tài vào làm việc tại công ty.
Cách tính thưởng Tết theo thâm niên
Theo quy định nêu trên có thể thấy rằng việc thưởng tết là không bắt buộc, việc này sẽ tuỳ thuộc vào quy chế khác nhau của công ty, doanh nghiệp mà theo đó doanh nghiệp có quyết định thưởng tết cho nhân viên hay không. Pháp luật cũng không quy định về cách tính thưởng tết theo thâm niên như thế nào, vậy này sẽ dựa trên quy chế của công ty.
Nhiều doanh nghiệp căn cứ vào số năm làm việc (hay thường gọi là thâm niên công tác) để tính tiền thưởng Tết cho NLĐ
Ví dụ, quy chế thưởng của doanh nghiệp:
1. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nếu có lãi, Công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho NLĐ với mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.
2. Mức thưởng cụ thể của từng lao động tùy thuộc vào năng suất lao động và thâm niên làm việc: Mức thưởng = Tỉ lệ thưởng x Mức bình quân tiền lương tháng của người lao động trong năm.
Trong đó, Tỉ lệ thưởng = % năng suất lao động + % thâm niên làm việc. % năng suất lao động, căn cứ vào kết quả đánh giá của trưởng bộ phận: Xuất sắc = 100%; Tốt = 80%; Khá = 60%; Trung bình = 40%; Yếu = 20%. % thâm niên làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng chính thức đến ngày 31-12 của năm tính thưởng: Dưới 1 năm = 10%; Từ 1 – 2 năm = 30%; Từ 2 – 3 năm = 50%; Từ 3 – 4 năm = 70%; Từ 4 – 5 năm = 90%; Từ 5 năm trở lên = 100%.
3. Căn cứ quy định này, hàng năm, Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức thưởng đối với từng NLĐ.
Tiền thưởng thâm niên Tết nguyên đán năm 2023 có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động phải chịu thuế TNCN gồm:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
…
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đối với khoản tiền thưởng thâm niên người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân có tiền thưởng thâm niên Tết Nguyên đán 2023 như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
…
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định quy định mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về biểu thuế luỹ tiến từng phần
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế đối với cá nhân có tiền lương, tiền công theo phương pháp tính thuế lũy tiến như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
…
3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ : Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
– Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế của Bà C là:
40 triệu đồng – 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
– Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(20,4 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
– Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
20,4 triệu đồng × 20% – 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Dựa trên các quy định trên, tính thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:
Số tiền thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ ) x Thuế suất
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tiền lương làm việc ngày tết có phải chịu thuế TNCN hay không?
- Đốt pháo trái phép ngày Tết có bị xử phạt không năm 2022?
- Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính thưởng Tết theo thâm niên năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về thủ tục ly hôn mất bao nhiêu tiền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Tiền thưởng sẽ có 3 điều kiện chính:
Thỏa thuận giữa hai bên (sếp và nhân viên) có thể trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ tình hình kinh doanh công ty
Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
Câu trả lời là không. Người lao động có thể được thưởng Tết bằng hiện vật hoặc các hình thức khác thay vì bằng tiền. Trên thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp thưởng Tết cho người lao động đã sử dụng các hình thức như chuyến du lịch, vé tàu xe để về quê…
Doanh nghiệp phải công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc (hay mức thưởng tết), nếu không công khai sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.