Tài sản gắn liền với đất là những tài sản vật chất hoặc công trình xây dựng có liên quan và gắn bó chặt chẽ với đất đai, không thể di dời mà không làm ảnh hưởng đến chúng. Các tài sản này thường được coi là phần không thể tách rời của quyền sử dụng đất. Thuế tài sản gắn liền với đất là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và việc đánh thuế tài sản gắn liền với đất có thể khuyến khích chủ sở hữu sử dụng đất một cách hiệu quả và hợp lý. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online thực hiện như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Bán căn nhà duy nhất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả nhà và đất là một nghĩa vụ tài chính của cá nhân khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản nhằm đảm bảo rằng cá nhân hoặc tổ chức có lợi nhuận từ giao dịch bất động sản đều phải đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thuế, nhằm tạo công bằng và đóng góp tài chính từ các nguồn lợi.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 số 04/2007/QH12, người dân khi bán căn nhà duy nhất sẽ không phải nộp thuế TNCN.
Theo đó, thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà ở, đất và tài sản gắn liền với đất sẽ được miễn thuế TNCN khi cá nhân chỉ có một nhà ở/đất ở duy nhất tại thời điểm bán.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 21 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản sẽ được xác định bằng 2% giá trị chuyển nhượng bất động sản.
Tuy nhiên, trường hợp khi bên bán nhà chỉ có một căn nhà duy nhất tại Việt Nam sẽ được miễn thuế TNCN 2% khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC) như sau:
- Chỉ sở hữu duy nhất một nhà ở/đất ở và tài sản gắn liền với đất tại thời điểm bán.
- Sở hữu nhà ở/đất ở tính tới thời điểm bán tối thiểu nhất là 183 ngày (06 tháng).
- Bán toàn bộ nhà/đất ở.
Theo đó, thời điểm xác định là sở hữu nhà ở sẽ bắt đầu từ:
- Với trường hợp cấp lần đầu: Bắt đầu từ ngày được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.
- Với trường hợp cấp lại, cấp đổi: Bắt đầu từ thời điểm cấp Sổ đỏ, Sổ hồng khi được cấp lại, cấp đổi.
Việc xác định nhà, đất ở có phải tài sản duy nhất không sẽ do cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sự thật, cá nhân sẽ bị xử lý truy thu thuế, thậm chí còn bị cấm xuất cảnh và xử phạt hành vi vi phạm.
Lưu ý: Trường hợp thực hiện chuyển nhượng nhà ở hoặc công trình xây dựng hình thành trong tương lai sẽ không được miễn thuế TNCN.
Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất
Thuế tài sản gắn liền với đất có thể ảnh hưởng đến giá trị và sự phân phối tài sản trong xã hội. Bằng cách điều chỉnh thuế, nhà nước có thể tác động đến giá trị thị trường của tài sản, từ đó điều tiết sự phân phối tài sản và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo. Ngoài ra, nhà nước có thể sử dụng thuế để khuyến khích phát triển khu vực cụ thể hoặc hạn chế phát triển ở những khu vực không mong muốn, từ đó cải thiện quy hoạch đô thị và sử dụng đất.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong trường hợp doanh nghiệp là bên chuyển nhượng bất động sản thì doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế nơi có bất động sản. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải được doanh nghiệp xác định riêng để kê khai nộp thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu sẽ được kê khai theo từng lần phát sinh, cụ thể chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (căn cứ điểm e, khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất (20%) |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế | = | Doanh thu từ chuyển nhượng BĐS | – | Giá vốn của BĐS | – | Các chi phí được trừ liên quan đến chuyển nhượng BĐS | – | Các khoản lỗ từ chuyển BĐS của các năm trước (nếu có) |
(Căn cứ Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
2. Thuế thu nhập cá nhân
Khi chuyển nhượng bất động sản, bên bán là cá nhân thì phải khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp sau:
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thuộc các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (Xem chi tiết tại: Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân);
– Trường hợp doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác là bên mua bất động sản mà trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán (là cá nhân) thì bên mua có trách nhiệm phải khai và nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên bán.
Thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân | = | Giá chuyển nhượng | x | Thuế suất (2%) |
3. Thuế giá trị gia tăng
Khi chuyển nhượng bất động sản (trừ chuyển nhượng quyền sử dụng đất), doanh nghiệp kinh doanh sẽ nộp thuế giá trị gia tăng được tính như sau:
– Áp dụng phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Số thuế GTGT đầu ra | – | Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
– Áp dụng phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu | – | Tỷ lệ % |
Điều kiện bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền hằng năm
Khi bạn muốn bán tài sản gắn liền với đất mà Nhà nước đã cho thuê thu tiền hàng năm, có một số điều kiện và quy định mà bạn cần lưu ý để thực hiện giao dịch một cách hợp pháp và đúng quy định. Việc tuân thủ các quy định và điều kiện khi bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê là rất quan trọng để tránh các vấn đề pháp lý và đảm bảo giao dịch được thực hiện hợp pháp.
Điều kiện bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền hằng năm từ 01/01/2025
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025) quy định điều kiện bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền hằng năm như sau:
(1) Tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp và đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
– Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận (nếu có), trừ trường hợp phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra.
(2) Tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm được bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Các điều kiện nêu tại điểm (1);
– Đã ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chưa khấu trừ hết vào tiền thuê đất phải nộp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh thành phố quy định tại từng thời điểm.
Đối với đất, lệ phí trước bạ = 0,5% x toàn bộ diện tích đất x giá 1m2 đất (do UBND tỉnh quy định).
Đối với nhà, căn hộ, lệ phí trước bạ = 0,5% x (toàn bộ diện tích x giá 1m2 x tỉ lệ % chất lượng còn lại do UBND tỉnh ban hành).
Tùy vào giá trị tài sản hoặc giá trình hợp đồng giao dịch, phí công chứng khi làm hồ sơ mua bán nhà đất sẽ khác nhau.
+ Tài sản dưới 50 triệu đồng, mức thu phí công chứng là 50 nghìn đồng.
+ Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng, phí thu công chứng là 100 nghìn đồng.
+ Từ 100 triệu đồng – 1 tỉ đồng, phí thu công chứng bằng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
+ Từ 1 tỉ đồng – 3 tỉ đồng, phí công chứng bằng 1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỉ đồng.
+ Từ 3 tỉ đồng – 5 tỉ đồng, phí công chứng bằng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỉ đồng.
+ Từ 5 tỉ đồng – 10 tỉ đồng, phí công chứng bằng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỉ đồng.
+ Từ 10 tỉ đồng – 100 tỉ đồng, phí công chứng bằng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỉ đồng.
+ Trên 100 tỉ đồng, phí công chứng bằng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỉ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).