Theo quy định hiện hành khi một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hoá thì sẽ cần thực hiện khai tờ khai hải quan. Thủ tục này là một thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện, khi không truyền tờ hải quan thì hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ bị ngừng lại. Vậy cách tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan hiện nay diễn ra như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016
Tờ khai hải quan là gì?
Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Nguyên tắc khi khai tờ khai hải quan?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan theo đó:
– Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
– Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
– Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
– Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
– Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Cách tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan
Có 3 phương pháp tính thuế nhập khẩu, bao gồm:
Phương pháp 1: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Thuế nhập khẩu | = | Số lượng hàng hóa nhập khẩu | x | Giá tính thuế của mỗi đơn vị hàng hóa | x | Thuế suất thuế nhập khẩu |
Phương pháp 2: Phương pháp tính thuế tuyệt đối
Theo phương pháp này, cơ quan hải quan sẽ ấn định số thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được tính như sau:
Thuế nhập khẩu | = | Số lượng hàng hóa nhập khẩu | x | Giá trị thuế nhập khẩu mà cơ quan hải quan ấn định trên một đơn vị hàng nhập khẩu |
Phương pháp 3: Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Nếu áp dụng tính thuế theo phương pháp này, số thuế nhập khẩu phải nộp được tính như sau:
Thuế nhập khẩu = Tổng số thuế phải nộp theo phương pháp tỷ lệ phần trăm và tuyệt đối |
Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu?
Một số trường hợp được miễn thuế nhập khẩu được quy định chi tiết trong Điều 16, Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13, cụ thể như sau:
- Thuế nhập khẩu được miễn theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức mang theo khi chấm dứt cư trú ở nước ngoài và về Việt Nam, quà biếu, quà tặng cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (trong định mức);
- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới để phục vụ sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới (trong định mức và nằm trong danh mục hàng hóa theo quy định);
- Miễn thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng có trị giá hải quan hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu, cụ thể:
Hàng hóa nhập khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng;
Hàng hóa có tổng trị giá dưới 500.000 đồng hoặc tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp nhỏ hơn 50.000 đồng.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để phục vụ hoạt động gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan mà những hàng hóa này không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi sản xuất, gia công;
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc hàng hóa tạm xuất, tái nhập;
- Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại như hàng mẫu, ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu, ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ;
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các tổ chức hưởng ưu đãi đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng) theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Một số hàng hóa như giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu, vật tư linh kiện để sản xuất lắp ráp trang thiết bị y tế, phục vụ hoạt động dầu khí, đóng tàu. Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động in, đúc tiền, công nghệ thông tin, phần mềm bảo vệ môi trường, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ… mà trong nước ta chưa sản xuất được;
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động an ninh, quốc phòng của quốc gia;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ chung cho xã hội như an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cách tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan nhanh năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Kiểm tra hồ sơ hải quan được quy định ra sao?
- Khai sai đơn giá trên tờ khai hải quan bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Thuế nhập khẩu ưu đãi: Là loại thuế nhập khẩu áp dụng với mức thuế suất ưu đãi; áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Nếu doanh nghiệp thiếu các chứng từ thì tính thuế thì:
– Nếu thiếu tờ khai hải quan và có đầy đủ các chứng từ khác: thì tính thuế GTGT đầu ra là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Nếu có tờ khai hải quan nhưng không có đủ các chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng gia công hàng hóa và các chứng từ khác theo quy định: thì không phải tính thuế GTGT đầu ra và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ và hàng hoá gia công chuyển tiếp:
Nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định: thì tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Tức là doanh nghiệp phải tính thuế đầu ra là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.