Xin chào Luật sư X, tôi muốn chuyển nhượng 3% cổ phẩn phổ thông có quyền biểu quyết cho một người quen ở công ty. Vậy chuyển nhượng cổ phần thì có phải chịu thuế không? Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần trong cô ty cổ phần như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, một trong những đặc điểm của công ty cổ phần là các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các trường hợp pháp luật và điều lệ công ty quy định. Vậy khi chuyển nhượng cổ phần thì có phải chịu thuế không? Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phẩn ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Công ty cổ phần là gì?
Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;
- Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;
- Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.
Từ 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã có nhiều quy định mới liên quan đến công ty cổ phần.
Chuyển nhượng cổ phần là gì?
Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là việc cổ động chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà mình đang năm giữ cho người khác (có thể là cổ động hoặc không phải là cổ đông của công ty) và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần.
Chuyển nhượng cổ phần mang những đặc điểm sau:
- Chuyển nhượng cổ phần là sự chuyển dịch sở hữu của cổ đông đối với cổ phần của họ trong công ty. Bản chất của hành vi chuyển nhượng cổ phần là sự dịch chuyển sở hữu cổ đông đối với cổ phần của họ trong công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần là hành vi làm thay đổi (mua bán, tặng cho, thừa kế,… ) số lượng cổ phần mình đang nắm giữ. Cổ đông chuyển nhượng sẽ giảm đi số lượng cổ phần đối với việc chuyển nhượng một phần hoặc không còn là cổ đông của công ty nếu như chuyển nhượng toàn bộ cổ phần. Và người nhận chuyển nhượng cổ phần sẽ trở thành cổ đông mới của công ty, được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ như các cổ động hiện hữu khác của công ty.
- Chuyển nhượng cổ phần không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần trên thực tế. Chuyển nhượng cổ phần không làm tăng thêm hay giảm đi số cổ phần thực tế mà công ty đã phát hành. Việc chuyển nhượng cổ phần chỉ làm thay đổi chủ sở hữu cổ phần chứ không làm mất đi giá trị cũng như số lượng cổ phần.
- Chuyển nhượng cổ phần có thể phát sinh lợi nhuận hoặc không. Hoạt động chuyển nhượng cổ phần là hoạt động mua bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận của người sở hữu cổ phần đó. Thông thường, các nhà đầu tư mua cổ phần khi công ty mới thành lập và theo sự phát triển của công ty, giá trị cổ phần tăng lên họ có thể chuyển nhượng cho người khác có nhu cầu tham gia công ty để tìm kiếm lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá trị cổ phần so với ban đầu.
- Chuyển nhượng cổ phần sở hữu cổ phần phải theo nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng cổ phần quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Chuyển nhượng cổ phần theo nguyên tắc tự do, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ hạn chế cổ phần ưu đãu biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập theo luật định. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần không chỉ theo pháp luật của công ty và còn theo Điều lệ công ty. Nếu điều lệ công ty có quy định về hạn chế cổ phần và nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng thì việc chuyển nhượng phải tuân theo quy định của Điều lệ công ty. Mối công ty có những đặc thù tiêng và những quy định khác nhau, nếu trong trường hợp quy định hạn chế chuyển nhượng cổ thì hành vi chuyển nhượng cổ phần đó sẽ không được công nhận.
- Chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng cổ phần thông qua hợp đồng thì các bên tham gia chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật Dân sự. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần
Tại điều 4 thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi đã bỏ nội dung “thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần” trong phần thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán như sau:
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ Phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.
Đọc qua có thể hiểu việc chuyển nhượng cổ phần không nằm trong quy định về chuyển nhượng chứng khoán nữa tuy nhiên tại văn bản trả lời của tổng cục thuế số 2861/TCT-TNCN ngày 23/07/2018 đã xác nhận nội dung về việc chuyển nhượng cổ phần vẫn phải nộp thuế TNCN 0.1% theo giá trị chuyển nhượng:
Tại Điều 4 Thông tư sổ 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chinh như sau:
Tại Điều 4 Thông tư sổ 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bọ Tài chinh như sau:
“b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trải phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản i Điểu 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cố phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điểu 120 của Luật doanh nghiệp. ”
Căn cứ theo những hướng dẫn nêu trên, các cá nhân chuyển nhượng vốn trong cồng ty cổ phần theo quy định tại luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán được xác định là chuyển nhượng chứng khoán, theo đó các cá nhân thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN theo mức thuế suất 0,1% tính trên giá chuyển nhượng theo hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Việc tính thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khoản 2 điều 11 thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 92/2015/TT-BTC) như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Có thể bạn quan tâm
- Hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
- Thủ tục khởi tố đảng viên như thế nào?
- Cách hủy biên lai thu phí lệ phí nhanh, đơn giản
- Trợ cấp ốm đau có chịu thuế TNCN không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định trích lục hồ sơ đất đai; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Nơi nộp hồ sơ khai thuế: Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đầu tư vốn thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành. Theo quy định tại điều 11 nghị định 126/2020/NĐ-CP
Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
6. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp sau đây:
đ) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đầu tư vốn thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành.
Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau: giá chuyển nhượnglà giá ghi trên hợp đồngchuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.