Chào luật sư! Hôm trước tôi có đọc 1 bài viết của công ty mình về vấn đề phụ cấp độc hại nguy hiểm theo quy định pháp luật. Phụ cấp này được áp dụng đối với cán bộ công chức viên chức; những người lao động khác mà thực hiện công việc trong môi trường độc hại; nguy hiểm. Vậy cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động này như thế nào? Đồng thời cũng sắp đến kỳ đóng thuế nên tôi cũng muốn hỏi luôn vấn đề phụ cấp độc hại có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động? như sau:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 07/2005/TT-BNV
Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
Phụ cấp độc hại là gì
Pháp luật không có quy định nào để định nghĩa khái niệm phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên ta có thể hiểu như sau:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động; nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần; thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; độc hại; và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tuy nhiên; thực tế cho thấy; không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chi trả khoản phụ cấp này cho người lao động. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của những người lao động; đặc biệt là về sức khỏe; tính mạng.
Cách tính phụ cấp độc hại
Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại người lao động sẽ có 3 trường hợp xảy ra sau đây:
Cách tính phụ cấp độc hại 1
Trường hợp 1: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại; nguy hiểm tại các công ty không thuộc nhà nước thì phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động mà cả hai bên ký kết.
Cách tính phụ cấp độc hại 2
Trường hợp 2: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại tại công ty nhà nước; thì phụ cấp độc hại sẽ được tính theo quy định tại Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó; chia ra thành phụ cấp đối với người lao động làm việc độc hại nguy hiểm và đối với người lao động làm việc đặc biệt độc hại nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 5% và cao nhất là 10% mức lương của nghề; công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
- phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc đặc biệt độc hại; nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 7% và cao nhất là 15% mức lương của nghề; công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Cách tính phụ cấp độc hại 3
Trường hợp 3: Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV thì đối với cán bộ, công chức, viên chức sau:
- Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức; những người đang trong thời gian tập sự; thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương; do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội; các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan; tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi tiếp xúc trực tiếp với chất độc; làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm; môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí; công việc phát sinh tiếng ồn lớn;…
Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.
Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.
Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định nêu trên.
Phụ cấp độc hại có phải nộp thuế TNCN không
Sau cách tính phụ cấp độc hại; thì vấn đề phụ cấp độc hại có phải nộp thuế TNCN không cũng được quan tâm. Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC); thì các khoản trợ cấp phụ cấp không tính thuế TNCN bao gồm:
- phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- phụ cấp quốc phòng, an ninh;
- phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
- trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,
- trợ cấp do suy giảm khả năng lao động,
- trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và
- các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp; trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương; tiền công theo quy định của Chính phủ.
Như vậy các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 2021
- Điều kiện để người lao động được tạm ứng tiền lương
- Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Như vậy; cách tính phụ cấp độc hại phụ thuộc vào đối tượng lao động và phụ cấp độc hại nguy hiểm không phải tính thuế thu nhập cá nhân.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điều 46 bộ luật lao động 2019 và điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cách tính trợ cấp thôi việc được quy định như sau: Trợ cấp thôi việc = 1/2 x tiền lương tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
– Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
– Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu; vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể; thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Mỗi tháng; người lao động phải đóng 1% lương cho BHTN. Khi thất nghiệp; số tiền người lao động được hưởng hàng tháng = 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc; nhưng không được vượt quá mức hưởng tối đa.