Việc tổ chức thi hành án chủ yếu do quyền và lợi ích của các bên yêu cầu thi hành án. Do đó, người có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự là người phải thi hành án, cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể có quyền. Phí thi hành án mà người yêu cầu thi hành án nộp cho cơ quan nhà nước chỉ là hỗ trợ một phần kinh phí cho nhà nước và lợi ích liên quan đến việc thi hành hoặc phán quyết. Người được thi hành án nhận tiền, tài sản theo bản án, quyết định phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định. Vậy Cách tính phí thi hành án dân sự như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Thi hành án dân sự là gì?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) có thể hiểu thi hành án dân sự là trình tự, thủ tục thi hành:
– Bản án, quyết định dân sự;
– Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;
– Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;
– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;
– Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
Cách tính phí thi hành án dân sự như thế nào?
Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận | Mức phí thi hành án dân sự |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng. | 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận. |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng. | 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng. | 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng. |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng. | 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng. |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng. | 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng. |
(Khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC)
Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Đống Đa xử ly hôn giữa ông X và bà Y, trong đó phần chia tài sản ly hôn, bà Y được nhận căn nhà trị giá là 500 triệu đồng và phải thanh toán cho ông X 300 triệu đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
+ Số phí thi hành án ông A phải nộp là: 3% x 300 triệu đồng = 09 triệu đồng;
+ Số phí thi hành án bà B phải nộp là: 3% x (500 triệu đồng – 300 triệu đồng) = 06 triệu đồng.
– Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức tại bảng trên.
– Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp không phải chịu phí thi hành án theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC.
– Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
Thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự là bao lâu?
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự (trong luật sử dụng thuật ngữ thời hiệu yêu cầu thi hành án) như sau:
“Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cách tính phí thi hành án dân sự như thế nào?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề kết hôn với người Hàn Quốc….. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
“5. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.”
Theo đó, nếu hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì người được thi hành án coi như mất quyền yêu cầu thi hành án. Vụ việc cũng không được khởi kiện lại vì đã có Bản án có hiệu lực của Tòa án.
Đối với quy định về người phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự thì tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008 (điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định cụ thể như sau:
Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
– Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
– Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
– Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
– Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
– Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá
– Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
– Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
– Chi phí xác minh điều kiện thi hành án
– Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;
– Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
– Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên.
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
– Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.
Chính phủ quy định mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thủ tục thu, nộp, miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.