Tiền lương luôn là điều quan trọng nhất đối với mọi người. Đặc biệt, lương tháng 13 cũng là một bậc lương rất quan trọng bởi đây là khoản tiền làm thêm mà hầu hết người lao động đều mong muốn nhận được. Trước khi xác định mức lương tháng 13 của người lao động, người sử dụng lao động phải xác định và đánh giá kết quả làm việc của người lao động sau một năm. Nếu người sử dụng lao động trả lương tháng 13 như nhau cho tất cả người lao động thì không khuyến khích người lao động tích cực làm việc, phát huy sáng kiến của bản thân. Cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Cách tính lương tháng 13 theo quy định nhà nước năm 2023” để biết thêm quy định về vấn đề này nhé!
Lương tháng 13 là gì?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là “lương tháng 13”, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.
Khái niệm lương tháng thứ 13 chưa được quy định cụ thể trong Bộ Luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên, để hiểu được bản chất của khoản phúc lợi này, cần căn cứ vào khái niệm tiền thưởng tại điều 103, cụ thể:
- Tại Khoản 1 của Điều 103, Bộ Luật lao động năm 2012, tiền thưởng là khoản mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động dựa vào hai tiêu chí: kết quả làm việc của người lao động và kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm.
- Quy chế áp dụng tiền thưởng do doanh nghiệp quyết định và căn cứ vào các quy định riêng, có tham khảo của các tổ chức đại diện cho tập thể người lao động, điển hình như công đoàn của doanh nghiệp.
Như vậy, dựa vào hai nội dung trên, lương tháng thứ 13 có thể được hiểu là khoản là người sử dụng lao động thưởng cho người lao động theo thỏa thuận, thường là vào dịp cuối năm. Căn cứ thưởng dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Tiền lương tháng 13 thường được thể hiện trên các văn bản: Hợp đồng lao động, quy chế lương, thưởng, phạt,..
Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?
Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Việc có trả lương tháng 13 cho người lao động hay không, trả như thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp, được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.
Nếu không có thỏa thuận, việc trả lương tháng 13 phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp và kết quả làm việc, sự nỗ lực, đóng góp của người lao động.
Quy định pháp luật về lương tháng 13
Quy định pháp luật về lương tháng 13 cũng là một nội dung cần thiết khi tìm hiểu cách tính lương tháng 13.
Lương tháng 13 không phải là thuật ngữ được quy định bằng văn bản Luật, nên khi tìm hiểu và áp dụng, rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn. Doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý như sau:
- Lương tháng 13 không phải là khoản tiền thưởng Tết Nguyên Đán. Vì tại nhiều doanh nghiệp, hai khoản này hoàn toàn tách biệt nhau. Điều này phụ thuộc vào quy chế thưởng riêng của từng đơn vị.
- Tiền lương tháng thứ 13 không phải là khoản bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động. Nếu mức độ hoàn thành công việc không đạt hoặc tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, người lao động có thể không nhận được khoản thưởng này.
- Lương tháng thứ 13 của người lao động có thể khác nhau và không có định mức cụ thể, phụ thuộc vào quy chế riêng của từng đơn vị và từng người lao động.
Hiện nay, không có một quy định nào bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng tết) cho người lao động khi đáp ứng đủ cả 02 điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.
Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động như đã phân tích tại mục (2) nhưng doanh nghiệp không thưởng thì pháp luật cũng không có bất kỳ chế tài xử phạt nào.
Hiện nay, pháp luật về lao động chỉ quy định 02 hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính liên quan đến thưởng, cụ thể tại điểm a, e khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không công bố công khai tại nơi làm việc quy chế thưởng;
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng.
Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cách tính lương tháng 13 theo quy định nhà nước năm 2023
Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng
TLTB: tiền lương trung bình
Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [(12 triệu đồng x 10 tháng ) + (15 triệu đồng x 2 tháng)]/12 tháng = 12,5 triệu đồng.
Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB
M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng
TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính lương tháng 13 theo quy định nhà nước năm 2023”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ bản tự khai thuận tình ly hôn , cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư X sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Nghỉ lễ có được tính lương không?
- Các cách trả lương thưởng cho nhà quản lý như thế nào?
- Cách tính lương hưu quân đội năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động không bao gồm tiền lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm.
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được coi là thu nhập chịu thuế.
Trong khi đó, lương tháng 13 là một khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công, vì vậy, lương tháng 13 cũng thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Hiện này pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể nào về lương tháng 13, lương tháng 13 chỉ là cách truyền miệng của mọi người với nhau. Lương tháng 13 thường sẽ được thỏa thuận và được người sử dụng lao động trả vào dịp cuối năm.