Giáo viên là một nghề cao quý trong xã hội. Đội ngũ giáo viên chính là đội ngũ đào tạo những mầm non đất nước trong tương lai, đây là một trách nhiệm cao cả và không hề dễ dàng đối với những người làm nghề giáo. Pháp luật cũng đã ban hành quy chế lương riêng cho những người làm nghề giáo nói chung, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định liên quan đến cách tính lương giáo viên trung học phổ thông hiện nay. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Hệ số lương của giáo viên THPT hạng III là bao nhiêu? Cách tính lương giáo viên THPT năm 2023 như thế nào? Cách tính lương giáo viên THPT mới ra trường thực hiện ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tiêu chuẩn phân loại giáo viên THPT
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên THPT công lập được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I
+ Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II
+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III
+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Cách tính lương giáo viên THPT năm 2023
Bảng tính lương giáo viên THPT công lập từ 01/01/2023 đến 30/6/2023
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Như vậy, mức lương giáo viên THPT công lập từ 01/01/2023 đến 30/6/2023 cụ thể như sau:
* Giáo viên trung học phổ thông hạng I
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 4.40 | 6.556.000 |
Bậc 2 | 4.74 | 7.062.600 |
Bậc 3 | 5.08 | 7.569.200 |
Bậc 4 | 5.42 | 8.075.800 |
Bậc 5 | 5.76 | 8.582.400 |
Bậc 6 | 6.10 | 9.089.000 |
Bậc 7 | 6.44 | 9.595.600 |
Bậc 8 | 6.78 | 10.102.200 |
* Giáo viên trung học phổ thông hạng II
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 4.00 | 5.960.000 |
Bậc 2 | 4.34 | 6.466.600 |
Bậc 3 | 4.68 | 6.973.200 |
Bậc 4 | 5.02 | 7.479.800 |
Bậc 5 | 5.36 | 7.986.400 |
Bậc 6 | 5.70 | 8.493.000 |
Bậc 7 | 6.04 | 8.999.600 |
Bậc 8 | 6.38 | 9.506.200 |
* Giáo viên trung học phổ thông hạng III
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 2.34 | 3.486.600 |
Bậc 2 | 2.67 | 3.978.300 |
Bậc 3 | 3.00 | 4.470.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 4.961.600 |
Bậc 5 | 3.66 | 5.453.400 |
Bậc 6 | 3.99 | 5.945.100 |
Bậc 7 | 4.32 | 6.436.800 |
Bậc 8 | 4.65 | 6.928.500 |
Bậc 9 | 4.98 | 7.420.200 |
Bảng tính lương giáo viên THPT công lập từ 01/7/2023
Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023. Chi tiết bảng lương giáo viên THPT công lập theo mức lương cơ sở mới nhất:
* Giáo viên trung học phổ thông hạng I
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 4.40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4.74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5.08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5.42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5.76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6.10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6.44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6.78 | 12.204.000 |
* Giáo viên trung học phổ thông hạng II
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 4.00 | 7.200.000 |
Bậc 2 | 4.34 | 7.812.000 |
Bậc 3 | 4.68 | 8.424.000 |
Bậc 4 | 5.02 | 9.036.000 |
Bậc 5 | 5.36 | 9.648.000 |
Bậc 6 | 5.70 | 10.260.000 |
Bậc 7 | 6.04 | 10.872.000 |
Bậc 8 | 6.38 | 11.484.000 |
* Giáo viên trung học phổ thông hạng III
Bậc | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 2.34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2.67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3.00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3.66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3.99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4.32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4.65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 8.964.000 |
Bảng tính lương giáo viên THPT dân lập
Trường hợp sau khi tốt nghiệp, giáo viên làm việc tại các trường dân lập, tư thục theo chế độ hợp đồng lao động, thì mức lương của giáo viên phụ thuộc vào thỏa thuận với người đại diện trường.
Tuy nhiên, phải đáp ứng yêu cầu không thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP (do giáo viên là ngành, nghề đã qua đào tạo)
Công thức tính lương giáo viên THPT năm 2023
Lương giáo viên phụ thuộc vào hệ số lương tương ứng vào mức lương cơ sở. Ngày 2/2/2021 Bộ giáo dục đào tạo ban hành Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT công lập. Qua đó xác định căn cứ, các nội dung liên quan để tính lương hàng tháng cho giáo viên. Thông tư này thể hiện công thức, cách tính được xác định trong lương được nhận của giáo viên.
Mức lương của giáo viên các cấp hiện nay vẫn được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Hệ số: Trước tiên phải xem xét hạng giáo viên, bên cạnh các tiêu chuẩn lựa chọn hệ số lương phù hợp phản ánh hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên đó. Được quy định chi tiết tại các Thông tư nêu trên và Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hệ số này được xác định dựa trên các căn cứ cụ thể.
Mức lương cơ sở:
+ Từ 01/01/2023 đến 30/6/2023, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng
+ Từ 01/01/2023 đến 30/6/2023, mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 triệu đồng/tháng
Hệ số lương của giáo viên THPT hạng III là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương như sau:
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Tại Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và theo mức lương cơ sở tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng như sau:
3 | Viên chức loại A1 | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Mức lương | 3.486.600đồng/tháng | 3.978.300đồng/tháng | 4.470.000đồng/tháng | 4.961.700đồng/tháng | 5.453.400đồng/tháng | 5.945.100đồng/tháng | 6.436.800đồng/tháng | 6.928.500đồng/tháng | 7.420.200đồng/tháng |
Vậy Giáo viên trung học phổ thông hạng III có hệ số lương là có 09 bậc từ 2,34 đến hệ số lương 4,98 như trên.
Cách tính lương giáo viên THPT mới ra trường
Mức lương giáo viên dạy tại các trường công lập
Nếu ra trường, giáo viên trúng tuyển viên chức và công tác tại các trường công lập, mức lương của giáo viên được tính như lương các đối tượng viên chức khác.
Do không tăng lương cơ sở theo quy định tại Nghị quyết số 122 cũng như không thực hiện cải cách trong năm 2021 theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 nên mức lương giáo viên hiện nay vẫn được áp dụng theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Với giáo viên, tùy vào từng hạng chức danh nghề nghiệp, các đối tượng giáo viên khác nhau được áp dụng hệ số lương khác nhau. Riêng giáo viên mới ra trường, sau khi trúng tuyển sẽ được áp dụng mức lương khởi điểm ở bậc 01 của từng hạng tương ứng.
Theo đó, mức lương mới ra trường của giáo viên các cấp là:
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
STT | Giáo viên | Hệ số | Mức lương |
1 | Mầm non hạng II | 2,34 | 3,4866 |
2 | Mầm non hạng III | 2,1 | 3,129 |
3 | Mầm non hạng IV | 1,86 | 2,7714 |
4 | Tiểu học hạng II | 2,34 | 3,4866 |
5 | Tiểu học hạng III | 2,1 | 3,129 |
6 | Tiểu học hạng IV | 1,86 | 2,7714 |
7 | THCS hạng I | 4,0 | 5,96 |
8 | THCS hạng II | 2,34 | 3,4866 |
9 | THCS hạng III | 2,1 | 3,129 |
10 | THPT hạng I | 4,4 | 6,556 |
11 | THPT hạng II | 4,0 | 5,96 |
12 | THPT hạng III | 2,34 | 3,4866 |
13 | Giảng viên cao cấp hạng I | 6,2 | 9,238 |
14 | Giảng viên chính hạng II | 4,4 | 6,556 |
15 | Giảng viên hạng III, Trợ giảng hạng III | 2,34 | 3,4866 |
Mức lương giáo viên dạy tại các trường dân lập
Trường hợp sau khi tốt nghiệp, giáo viên làm việc tại các trường dân lập, tư thục theo chế độ hợp đồng lao động, thì mức lương của giáo viên phụ thuộc vào thỏa thuận với người đại diện trường.
Tuy nhiên, phải đáp ứng yêu cầu không thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP (do giáo viên là ngành, nghề đã qua đào tạo).
Như vậy, mức lương của giáo viên mới trường công tác tại các trường dân lập, tư thục tối thiểu như sau:
Địa bàn giảng dạy | Mức lương tối thiểu |
Vùng I | 4.729.400 đồng |
Vùng II | 4.194.400 đồng |
Vùng III | 3.670.100 đồng |
Vùng IV | 3.284.900 đồng |
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cách tính lương giáo viên THPT“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ thủ tục ly hôn mới nhất. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm i Khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14 như sau:
i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, giáo viên trung học phổ thông hạng III cần làm việc từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
Theo quy định trên, thời gian mà trước đây bạn đã giảng dạy và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại trường dân lập thì bạn sẽ được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên khi đang giảng dạy, giáo dục tại trường công lập.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:
…Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, giáo viên mầm non khi nghỉ hè theo quy định vẫn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).