Chào Luật sư X, tôi hiện đang cứ trú tại tỉnh Bà Rịa, thuộc TP. Vũng Tàu, tôi là một giáo viên dạy môn toán cấp 2 nay đã được 5 năm nay có nghe nói về việc đã có quy định mới thay đổi cách tính lương của giáo viên, và lương của giáo viên đã được tăng hơn so với trước nên tôi muốn tìm hiểu quy định này cụ thể như thế nào. Vậy quy định về lương của giáo viên hiện nay như thế nào? Cách tính lương của giáo viên năm 2023 như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
Quy định về hệ số lương giáo viên các cấp học hiện nay
Lương giáo viên mầm non
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên mầm non như sau:
Giáo viên mầm non hạng III sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ bậc 1 đến bậc 10 với hệ số lương từ 2.10 đến 4.89
Giáo viên mầm non hạng II sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ bậc 1 đến bậc 9 với hệ số lương từ 2.34 đến 4.98
Giáo viên mầm non hạng I sẽ áp dụng hệ số lượng của viên chức loại A2 nhóm A2.2 từ bậc 1 đến bậc 8 với hệ số lương từ 4.0 đến 6.38
Lương giáo viên tiểu học
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên tiểu học như sau:
Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Lương giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Lương giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên trung học phổ thông như sau:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
-Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Dự kiến mức lương cơ sở của giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập sẽ tăng lên bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở của giáo việ tại các cơ sở giáo dụng công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:
Mức lương cơ sở
- Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. - Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
- Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay áp dụng đối với giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập là 1.490.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền việc dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,490.000 đồng lên thành khoảng 1,800.000 đồng /tháng.
Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đối với giáo viên khu vực công sẽ là 1,800.000 đồng/tháng.
Cách tính lương của giáo viên năm 2023 như thế nào?
Hiện nay, lương của giáo viên được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm
Trong đó:
Mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023: trước ngày 1/7/2023 là 1.490.000 đồng, từ 1/7/2023 là 1.800.000 đồng.
Hệ số lương giáo viên từng cấp học được quy định chung như bảng lương ban hành kèm Nghị định 204. Tuy nhiên, với mỗi cấp học khác nhau, giáo viên lại được chia theo các hạng tương ứng.
Một số phụ cấp đối với giáo viên
- Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn:
Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, có hai loại phụ cấp dành riêng cho đối tượng như sau:
Phụ cấp lưu động: phụ cấp lưu động hiện nay của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở tương đương 298.000 đồng.
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Phụ cấp khu vực: Giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lấy… thì được hưởng phụ cấp khu vực. Cụ thể xem tại Thông tư liên tịch số 11 năm 2005.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên: Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là nhà giáo kể cả đang thử việc, hợp đồng:
Thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.
Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Đồng thời, cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:
Mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cách tính lương của giáo viên năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Báo cáo 439/BC-CP về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 do Chính phủ ban hành có nêu:
Hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023.
Như vậy, sắp tới, tiền lương giáo viên các cấp sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới.
mức phụ cấp này được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT với hệ số dao động từ 10 – 100% mức lương cơ sở.
Như vậy, với hệ số lương cao nhất là 6.78 thì tiền lương giáo viên nhận được nếu như tăng mức lương cơ sở thành 1.800.000 đồng sẽ là 12.204.000 đồng/tháng.
Sau khi cộng thêm các khoản phụ cấp được nhận thì mức thu nhập của giáo viên có thể lên đến gần 20.000.000 đồng/tháng nếu như tăng lương cơ sở thành 1.800.000 đồng/tháng.
Căn cứ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức đóng bảo hiểm của giáo viên như sau:
– Hưu trí – tử tuất: 8%;
– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
– Bảo hiểm y tế: 1,5%
Trong đó, theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).