Việc nghỉ hưu được nhiều người quan tâm vì đó là quyền lợi quan trọng đối với người lao động trong thời gian làm việc tại công ty và được công ty đóng bảo hiểm xã hội. Đây là khoản tiền quan trọng giúp người lao động ổn định cuộc sống khi bước vào độ tuổi xế chiều, khả năng lao động bị suy giảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về chế độ hưu trí hiện nay. Cụ thể, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách tính chế độ hưu trí như thế nào? Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí gồm những gì? Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện ra sao? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Cách tính chế độ hưu trí như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đều được hưởng trợ cấp hưu trí khi hết độ tuổi lao động căn cứ theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách tính chế độ hưu trí như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
+ Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của NLĐ khi về hưu là 75% mức lương đóng BHXH.
* Cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng
Các xác định tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào từng đối tượng là nam hay nữ hoặc là đối tượng nằm trong diện được xét hưởng chế độ đặc biệt khi bị suy giảm khả năng lao động hay không.
– Về hưu trước ngày 01/01/2018
Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 3%
– Về hưu từ ngày 01/01/2018
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%
Nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.
Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%
* Cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH | Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) |
Trước ngày 01/01/1995 | 5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 | 6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 | 8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 | 10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 | 15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 | 20 năm |
Từ 01/01/2025 | Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
– Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện ra sao?
Lương hưu là khoản tiền được trả cho những người lao động đến tuổi nghỉ hưu trong khi đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó. Không chỉ riêng những đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc, những người tham gia bảo hiểm tự nguyện cũng có thể được hưởng khoản tiền này. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Mức lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2023 được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH |
Trong đó:
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
– Đối với lao động nam:
+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%)
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
– Đối với lao động nữ
+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
Lưu ý: Mức hưởng tối đa là 75%.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
>> Xem thêm: Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh lương
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí gồm những gì?
Anh P là cán bộ công chức làm việc tại cơ quan hành chính cấp huyện được hơn 20 năm nay. Sắp tới, anh P gần đến tuổi nghỉ hưu nên cần phải chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí. Khi đó, anh P băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí gồm những gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí được phân ra theo nhiều đối tượng khác nhau. Căn cứ vào Điều 19, Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2016 hồ sơ hưởng chế độ hưu trí tương ứng với từng đối tượng như sau:
Bắt buộc đối với tất cả các đối tượng cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:
– Sổ BHXH.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT (nếu có).
Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau cần chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan gồm có:
1.Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (bản chính) theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ hoặc quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB (bản chính)
Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người nghỉ hưu vì bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Đối tượng là người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời người bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích)
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính)
– Giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB (bản chính) đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian bắt đầu chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi; giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn thi hành án, tạm hoãn thi hành án đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù trong Khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2015.
– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép.
– Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người mất tích trở về.
3. Đối tượng là người có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP
Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP (bản chính).
Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu theo mẫu số 13-HSB (bản chính) đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi; giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn thi hành án, tạm hoãn thi hành án đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2015.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính chế độ hưu trí như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm:
Hầu hết người lao động đều phải đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.
Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
Giải quyết chế độ hưởng lương hưu cho người lao động đủ điều kiện nhận lương hưu theo quy định.
– Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc:
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Cung cấp cho người sử dụng lao động các thông tin về địa chỉ nơi nhận lương hưu (số nhà, thôn, xóm, xã, huyện, thị trấn, tỉnh, thành phố) và cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân khi yêu cầu nhận lương hưu qua tài khoản thẻ.
– Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, người chờ đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP:
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện nộp hồ sơ cho Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nộp hồ sơ theo quy định tại cho BHXH cấp huyện hoặc BHXH cấp tỉnh nơi cư trú để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.