Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia chuyển nhượng cổ phần; cũng như hạn chế những thiệt hại về tài sản; đảm bảo tính tự quyết cho doanh nghiệp nên pháp luật có các quy định cụ thể về cách thức chuyển nhượng cổ phần. Trong nội dung bài viết này, Luật sư X giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về cách thức chuyển nhượng cổ phần.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái quát về công ty cổ phần
Căn cứ Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần; trái phiếu; và các loại chứng khoán khác của công ty.
Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03; và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty; cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Chuyển nhượng cổ phần là gì?
Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là việc chuyển giao quyền sở hữu cổ phần của một thành viên của công ty cổ phần cho một người khác; có thể là thành viên hoặc không phải thành viên của công ty.
Xét dưới góc độ pháp lý, việc chuyển nhượng cổ phần là một loại giao dịch dân sự, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chuyên ngành và các quy định chung khác.
Căn cứ Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020; quy định công ty cổ phần có thể tồn tại hai loại: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông: là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt động của công ty. Cổ phần ưu đãi chia thành các loại như sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Với mỗi loại cổ phần sẽ có quy định về chuyển nhượng, cách thức chuyển nhượng khác nhau.
Cách thức chuyển nhượng cổ phần
Việc thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo quy định ở trên, thì việc chuyển nhượng hợp đồng của các cổ đông được thực hiện theo hai cách là thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Tại khoản 7 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, sau khi tiến hành các thủ tục chuyển nhượng; thì bên nhận chuyển nhượng cổ phần chỉ trở thành cổ đông của công ty khi hoàn tất việc chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Công ty có trách nhiệm đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông; theo yêu cầu của cổ đông trong thời hạn 24 giờ; kể từ khi nhận được yêu cầu.
Hai cách thực hiện chuyển nhượng hợp đồng của các cổ đông là:
Cách thức chuyển nhượng cổ phần theo cách thông thường bằng hợp đồng
Chuyển nhượng theo cách thông thường là thông qua một hợp đồng chuyển nhượng. Có thể hiểu đây là một loại giao dịch dân sự mà đối tượng là giấy tờ có giá, cơ sở hình thành đó là sự thỏa thuận từ hai bên.
Do đó, thủ tục giao dịch cũng do hai bên tự thỏa thuận theo quy định của Bộ luật dân sự. Các hành vi chuyển nhượng khác như tặng – cho, thừa kế cũng thuộc hình thức chuyển nhượng này. Yêu cầu đối với trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng là giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại điện của họ ký.
Cách thức chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán
Người muốn chuyển nhượng cổ phần có thể thông qua doanh nghiệp phát hành chứng khoán; đăng ký với Ủy ban chứng khoán nhà nước để thực hiện việc chào bán cổ phần ra thị trường.
Để được bán trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt về tính minh bạch tài chính; về khả năng sinh lời, phải được ủy ban chứng khoán thẩm định; và phải tuân thủ các quy tắc kiểm toán theo pháp luật về chứng khoán.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Chuyển đổi Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH một thành viên
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 5 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020; Cổ đông được sử dụng cổ phần để trả nợ. Người nhận cổ phần từ việc trả nợ của cổ dông; sẽ trở thành cổ đông của công ty khi ghi đầy đủ thông tin tại sổ đăng kí cổ đông.
Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập; nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Căn cứ khoản 3,4 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020; quy định khi cổ đông là cá nhân cá nhân chết; có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, thì những người thừa kế sẽ sở hữu cổ phần của cổ đông đó. Nếu cổ đông là cá nhân chết; nhưng không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận thừa kế; hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.