Tờ khai thuế có thể hiểu đơn giản là một văn bản hành chính mà một công ty, cơ quan, tổ chức lập ra nhằm giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan. Hiện nay, pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức được phép nộp các công văn, giải trình thuế qua mạng. Dần dần thủ tục này đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách nộp công văn giải trình thuế qua mạng như thế nào? Nội dung chính trong một mẫu công văn giải trình thuế gồm những gì? Quy định về trách nhiệm của người nộp thuế ra sao? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Nội dung chính trong một mẫu công văn giải trình thuế
Giải trình thuế là thủ tục quan trọng trong việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhằm làm sáng tỏ các sai phạm liên quan đến các vấn đề như khai thiếu thuế, trốn thuế. Vì vậy, nếu tổ chức, cá nhân mắc phải sai sót trên thì phải lập công văn giải trình thuế. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Nội dung chính trong một mẫu công văn giải trình thuế gồm những gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
– Cơ quan nhận công văn.
– Thông tin của cơ quan, doanh nghiệp giải trình.
– Người đại diện của cơ quan, doanh nghiệp thực hiện giải trình.
– Nội dung giải trình thuế.
– Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giải trình.
Lưu ý khi làm công văn giải trình thuế:
– Nội dung công văn giải trình thuế phải được thể hiện rõ ràng, ngắn gọn, bám sát vào việc giải trình, không được dài dòng, lan man.
– Nội dung công văn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được khai gian. Trường hợp làm giả nội dung hoặc gian dối trong công văn giải trình, các cơ quan hoặc tổ chức doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Ngôn ngữ: Công văn phải sử dụng văn phong lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục, hợp lý.
– Về hình thức: Công văn phải được trình bày rõ ràng, khoảng cách giữa các dòng, cỡ chữ vừa phải, đúng chính tả, in đậm, in nghiêng hợp lý.
– Đối tượng gửi đơn giải trình: Cơ quan thuế nhận công văn là chi cục thuế quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại khu vực xảy ra sai sót về thuế. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý gửi đúng đến đối tượng nhận, tránh sai sót khiến việc giải trình chậm trễ.
– Thông tin của doanh nghiệp, tổ chức bao gồm: Tên, Mã số thuế, Địa chỉ, Phương thức liên hệ (Điện thoại, email, fax)
– Thông tin của người đại diện bao gồm: Chức vụ, CMND/CCCD, nơi cư trú.
– Nội dung bao gồm: Nguyên nhân tại sao phải giải trình thuế, lý do xảy ra sai sót, biện pháp khắc phục, kiến nghị, yêu cầu với cơ quan thuế, xác nhận của người đại diện đứng đầu.
Cách nộp công văn giải trình thuế qua mạng như thế nào?
Công văn giải trình thuế không được trình bày rõ ràng trong các văn bản pháp luật nên các cơ quan, tổ chức phải xây dựng nội dung dựa trên hoàn cảnh cụ thể. Từ khi pháp luật cho phép nộp công văn qua mạng giúp cho thủ tục hành chính trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách nộp công văn giải trình thuế qua mạng như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Công văn giải trình thuế là loại văn bản được doanh nghiệp sử dụng gửi đến cơ quan thuế để giải trình một/một số vấn đề cụ thể có liên quan đến thuế. Có thể tham khảo mẫu sau đây:
[1] Trích yếu nội dung công văn: xác định và ghi vắn tắt về vấn đề cần giải trình với cơ quan thuế. Ví dụ: V/v chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng quý III.
[2] Tên cơ quan thuế mà doanh nghiệp dự định gửi công văn giải trình đến. Ví dụ: Chi cục Thuế Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.
[3] Điền tên doanh nghiệp lập công văn giải trình.
[4] Điền tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin về: Họ tên, số giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền), số CMND/CCCD/Hộ chiếu cùng với ngày cấp và nơi cấp.
[5] Điền tên chức vụ mà người đại diện theo pháp luật đảm nhận tại doanh nghiệp.
[6] Áp dụng cho trường hợp có Công văn của cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp giải trình về vấn đề cụ thể.
[7] Điền ngắn gọn vấn đề cần giải trình.
[8] Điền chi tiết và chính xác nội dung cần giải trình để cơ quan thuế có thể hiểu rõ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ chứng minh nội dung giải trình (nếu có), trong trường hợp này, ghi thêm dòng “Đính kèm theo Công văn này những tài liệu, giấy tờ sau: ………”
[9] Cơ quan thuế nơi tiếp nhận công văn giải trình.
[10] Tên chức vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận thu nhập dưới 1 triệu
Quy định về trách nhiệm của người nộp thuế ra sao?
Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ về thuế, người nộp thuế có nghĩa vụ giải trình, làm rõ các thông tin về các vấn đề phát sinh khi thực hiện một số công việc nhất định với cơ quan thuế khi phát sinh vấn đề. Bên cạnh đó còn có nhiều nghĩa vụ khác mà người nộp thuế phải tuân theo. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về trách nhiệm của người nộp thuế ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trách nhiệm của người nộp thuế như sau:
– Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
– Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
– Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
– Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
– Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
– Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
– Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
– Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
– Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
– Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
– Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách nộp công văn giải trình thuế qua mạng như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
2. Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, tổ chức, doanh nghiệp chậm nộp công văn giải trình thuế sẽ bị xử phạt như sau:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, hành vi khai sai thuế, khai thiếu, khai thừa để được hoàn thuế sẽ bị phạt bằng % trên số tiền thuế đã nộp. Hình phạt sẽ căn cứ vào số lần trốn thuế quy định tại Điều 108.
Tổ chức, doanh nghiệp phải nộp giải trình trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm quản lý thuế. Nếu có nhiều chi tiết để xem xét, có thời gian để gửi một mô tả chi tiết. Nếu mất hơn 5 ngày, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn bằng văn bản.
Trường hợp giải trình trực tiếp, doanh nghiệp, tổ chức phải nộp tờ khai trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày lập báo cáo vi phạm hành chính thuế.