Chào Luật sư. Vài hôm trước tôi có lướt mạng xã hội và đã đặt một chiếc túi hiệu do giá thành rẻ hơn so với thị trường và cũng vì rất thích chiếc túi đấy nên khi trao đổi thông tin tôi có được yêu cầu cọc trước 15 triệu đồng và tôi đã đồng ý chuyển khoản ngay. Nhưng khi nhận được tiền bên đó đã chặn hết toàn bộ liên lạc của tôi. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết với trường hợp của tôi thì có cách nào lấy lại được số tiền đó không? Và nếu lấy lại được thì khoảng thời gian lấy lại tiền là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Luật sư X cảm ơn bạn đã quan tâm, gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay cũng bởi sự pháp triển của công nghệ mà việc trao đổi, giao dịch trực tuyến rất phổ biến và được nhiều người sử dụng. Cũng chính vì vậy rất nhiều đối tượng đã lợi dụng lừa đảo qua việc giao dịch trực tuyến bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Và để làm rõ hơn về vấn đề này cũng như cách để lấy lại số tiền đã bị lừa Luật sư X mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “Cách lấy lại tiền chuyển khoản khi bị lừa” dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 23/2010/TT-NHNN
- Bộ luật hình sự năm 2015
Các trường hợp bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng
Vấn đề “bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng” là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề pháp luật như hành chính, hình sự, dân sự… và tác động đến nhiều đối tượng: thanh niên, người trung niên, người già dưới những thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, có thể khái quát một số đặc điểm sau:
- Việc bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng thường được diễn ra dưới các hình thức như:
- Bán hàng, chào mời mua hàng trực tuyến rồi yêu cầu người mua chuyển tiền qua tài khoản trước nhưng sau đó, bên bán lại không giao hàng, tìm cách “cắt đứt liên lạc”, khoá facebook, zalo… sau khi đã nhận đủ tiền từ bên mua thông qua việc nhận chuyển khoản.
- Bên lừa đảo đóng vai bên dịch vụ chuyển hàng hoá, quà tặng của người thân, bạn bè của nạn nhân từ nước ngoài, yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ hoặc yêu cầu nạn nhân nộp phạt cho cơ quan hải quan qua một tài khoản cá nhân. Sau khi nhận được tiền thì tìm mọi cách chặn điện thoại, để chiếm đoạt số tiền đã chuyển.
- Bên lừa đảo thông qua việc liên lạc qua tổng đài, qua các trang mạng xã hội mà nạn nhân tham gia để thông báo về việc nạn nhân này được trúng thưởng một chương trình nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân phải chuyển một số tiền để hoàn tất hồ sơ để nhận thưởng. Sau khi người bị hại chuyển tiền thì cũng bị mất liên lạc với bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng (bên lừa đảo).
- Những người bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng phần lớn là những người “nhẹ dạ cả tin”, thường chủ yếu xác định qua những nhóm đối tượng người quen, học sinh, sinh viên, người trung niên, người già.
- Cách thức lừa đảo: Đưa ra những thông tin gian dối hoặc những thủ đoạn gian dối kết hợp với những giấy tờ phù hợp để thuyết phục người nạn nhân tin tưởng và thực hiện việc giao tiền, chuyển khoản. Nhưng sau đó khi đã nhận được tiền thì tìm mọi cách để cắt đứt liên lạc.
Cách lấy lại tiền chuyển khoản khi bị lừa
Để lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, thì tuỳ vào từng trường hợp để áp dụng các phương án khác nhau.Trường hợp này, để lấy lại tiền bị lừa đảo, thường sẽ được áp dụng theo một số cách như sau:
- Trước hết, khi vừa mới chuyển tiền và phát hiện ra việc lừa đảo thì người bị hại thường thông báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của ngươi khác cho Ngân hàng. Trường hợp này, khi nhận được thông báo, Ngân hàng sẽ tạm thời phong toả số tiền vừa gửi vào tài khoản của bên bị lừa để tiến hành xác minh xem có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót gì không. Sau đó là thu thập đầy đủ những thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản…
Bởi căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN thì khi lệnh thanh toán bị sai địa chỉ khách hàng, sai tên, số hiệu tài khoản cả người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu và ngược lại…) thì Ngân hàng sẽ tạm thời thực hiện phong toả, tạm khoá tài khoản cho đến khi làm rõ khắc phục những sai sót trên. Việc làm này của bên Ngân hàng sẽ giúp người bị lừa đảo kéo dài được thời gian, đồng thời đối tượng có hành vi lừa đảo sẽ tạm thời chưa thể chiếm đoạt được số tiền đó.
Trường hợp tài khoản thụ hưởng bị khoá, bị phong toả vẫn còn số tiền bạn chuyển đến thì Ngân hàng sẻ trả lai tiền cho người bị hại, bị chuyển nhầm. Còn trường hợp số tiền chuyển nhầm đã được rút thì Ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản, yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn nhưng nếu họ không trả thì người bị hại sẽ lấy đó làm cơ sở để khởi kiện ra Toà án hoặc tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền.
- Sau khi thực hiện việc thông báo với Ngân hàng để ngăn chặn việc rút tiền mà không tìm được người lừa đảo, cũng không nhận lại được tiền vì lệnh chuyển tiền không có sai sót gì thì trường hợp này, để nhận lại số tiền bị lừa đảo, người bị hại cần làm đơn trình báo lên cơ quan công an. Trường hợp, biết rõ thông tin nơi bên lừa đảo cư trú thì người bị hại làm đơn trình báo lên cơ công an nơi người đó cư trú. Trường hợp người bị hại không biết rõ về đối tượng lừa đảo, không biết nơi cư trú của đối tượng này thì thực hiện việc trình báo tại cơ quan công an nơi người bị hại cư trú.
Việc trình báo lên cơ quan công an cũng là cơ sở để cơ quan công an có thể biết và phát hiện ra tội phạm. Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự năm 2015 người lừa người khác chuyển tiền qua tài khoản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có một trong các dấu hiệu như:
- Có hành vi sử dụng những thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối thường được thể hiện ở việc đưa ra những lời nói, những hành vi khác gian dối, đưa ra những thông tin không đúng sự thật, hoặc trái với sự thật nhưng nhằm mục đích tạo lòng tin, sự tin tưởng từ đối tượng có tài sản, từ đó lấy được tài sản từ người này và chiếm đoạt tài sản đó.
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản như tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản… chưa được xoá án tích nhưng lại tái phạm. Hoặc tài sản bị chiếm đoạt được xác định là phương tiện kiếm sống chính mà nạn nhân và gia đình nạn nhân hoặc việc chiếm đoạt tài sản này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, và an toàn xã hội.
Trường hợp sau khi tìm kiếm và xác định được người có hành vi lừa đảo, dù chưa đủ yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này thì văn bản kết luận của cơ quan điều tra xác định được hành vi vi phạm của người này, và với thông tin xác định nơi cư trú, sinh sống của người có hành vi lừa đảo này cũng là cơ sở để bạn có thể khởi kiện người này để đòi lại tài sản bị lừa đảo. Trường hợp này, để thực hiện việc tố cáo, người bị hại cần chuẩn bị đơn trình báo/đơn tố cáo về sự việc lừa đảo mà mình gặp phải, đồng thời thực hiện việc cung các giấy tờ, chứng cứ có liên quan đến sự việc này cho cơ quan công an.
Thời gian lấy lại tiền lừa đảo là bao lâu?
Nếu là cá nhân tham gia lừa đảo, cơ quan điều tra có thể sẽ dễ dàng tìm ra kẻ phạm tội hơn. Tuy nhiên đối với lừa đảo có tổ chức thì sẽ cần một thời gian để truy tìm và xử lý.
Có nghĩa là số tiền bị lừa có thể được trả lại cho người bị hại trong vòng vài tuần, hoặc thậm chí là vài tháng, vài năm, cho tới khi nào cá nhân, tổ chức lừa đảo bị tìm thấy.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề cách lấy lại tiền chuyển khoản khi bị lừa chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố lừa đảo Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những thông tin mà Luật sư X cung cấp đến bạn về vấn đề lừa đảo qua giao dịch trực tuyến và cách lấy lại tiền chuyển khoản khi bị lừa. Bạn đọc còn quan tâm và cần hỗ trợ những vấn đề tư vấn pháp lý khác như mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ,… hãy liên hệ ngay đến đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi để nhận được tư vấn nhanh chóng nhất. Hotline liên hệ 0833102102.
Mời bạn đọc thêm
Câu hỏi thường gặp
Về mức phạt hành chính: Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Với trường hợp xử lý hình sự, người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tùy vào số tiền chiếm đoạt và các tình tiết liên quan, người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị áp dụng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.
Khi chuyển khoản nhầm vào tài khoản ngân hàng người khác, để lấy lại cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Lưu giữ hình ảnh, hóa đơn giao dịch minh chứng chuyển tiền.
Bước 2: Đến bất cứ điểm giao dịch của ngân hàng mà bạn chuyển tiền để liên hệ hỗ trợ nhanh chóng.
Bước 3: Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ các thông tin cho ngân hàng như CMND/CCCD, thẻ ATM, hóa đơn minh chứng chuyển khoản, cung cấp thông tin về số tài khoản, chữ ký của bạn, số tài khoản chuyển nhầm và số tài khoản đúng mà bạn muốn chuyển đến cùng mẫu đơn đề nghị xem xét giao dịch chuyển tiền mà ngân hàng yêu cầu.
Bước 4: Ngân hàng sẽ xác minh thông tin mà bạn cung cấp cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng sẽ liên lạc với tài khoản nhận tiền do chuyển nhầm để xác minh và xử lý vụ việc. Thời gian bạn lấy lại tiền tùy thuộc vào việc liên hệ với người nhận chuyển tiền nhầm, tuy nhiên cũng có ngân hàng quy định thời gian hoàn tiền trong vòng từ 10 đến 15 ngày sau khi xác nhận thông tin từ người chuyển tiền cung cấp.