Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng, dùng để xác định danh tính của mỗi công dân khi xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hải quan, là căn cứ để làm các loại giấy tờ xuất nhập cảnh quốc tế, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát hoặc sử dụng nó trong các giao dịch dân sự trong đời sống hằng ngày, … Theo quy định, công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ có quyền xin cấp chứng minh nhân dân. Việc cấp chứng minh nhân dân sẽ được tiến hành khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không có giấy tờ tùy thân để làm thủ tục xin cấp chứng minh nhân dân. Vậy cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời cụ thể, chi tiết qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức hữu ích nhất cho quý bạn.
Căn cứ pháp lý
Chứng minh nhân dân là gì?
Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP, Chứng minh nhân dân (một số người quen gọi là Chứng minh thư) là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam. Trong CMND sẽ có ghi rõ những thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất.
Nói ngắn gọn hơn: CMND là giấy tờ nhân thân cần thiết để “nhận diện” các công dân từ 14 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thông tin trên CMND
Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:
– Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.
– Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Thông tin mặt trước:
Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20×30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến…).
Bên phải: chữ “Giấy chứng minh nhân dân” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.
– Thông tin mặt sau:
Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Lưu ý: Hiện nay vẫn đang lưu hành song song giữa CMND 9 số (như nội dung bên trên) và CMND 12 số (phát hành thí điểm khoảng năm 2013 – 2014). Mẫu này sau đó đã được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.
Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân
Theo quy định, tất cả Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên đều có thể xin cấp CMND, trừ các trường hợp sau sẽ tạm thời chưa được cấp:
– Người trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND.
– Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân là bao lâu kể từ ngày cấp?
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:
CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2016: Trong thời gian sắp tới, toàn bộ Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Thời hạn phổ cập thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc do thủ tướng chính phủ chỉ đạo là 01/01/2020. Đồng thời, sắp tới công dân sẽ được cấp đổi thẻ Căn cước công dân theo mẫu mới có gắn chip theo quy định mới. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển đổi này, công dân vẫn được phép sử dụng chứng minh nhân dân để thực hiện các giao dịch (nếu còn hạn).
Thay đổi chứng minh nhân dân
Mỗi người chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân (CMND) và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục cấp đổi, cấp lại nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp – theo khoản 4 mục I Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13).
Tuy nhiên, trường hợp đổi CMND do thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác thì số CMND 9 số có sự thay đổi (do 02 số đầu của CMND là mã tỉnh, thành phố nơi cấp).
Đồng thời, khi đổi CMND từ 9 số sang 12 số hoặc thẻ Căn cước công dân thì số CMND sẽ được thay bằng số mới có 12 số (Đổi từ CMND 12 số sang thẻ Căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên số cũ).
Như vậy, số CMND sẽ thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Cấp đổi CMND 9 số (sang CMND 9 số mới) do chuyển hộ khẩu ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cấp đổi từ CMND 9 số sang CMND 12 số;
Cấp đổi từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
Từ ngày 01/01/2016, dừng cấp CMND 12 số và chuyển sang cấp thẻ Căn cước công dân tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo đó, hiện nay, chỉ còn cấp CMND 9 số (tại 47 tỉnh, thành) và thẻ Căn cước công dân (tại 16 tỉnh, thành), dự kiến từ ngày 01/01/2020 sẽ thực hiện cấp Căn cước công dân trên cả nước.
Xác nhận số CMND khi cấp thẻ Căn cước công dân
+ Đối tượng thực hiện:
Người đã được cấp CMND 9 số có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân hoặc cấp đổi, cấp lại CMND 9 số, 12 số tại 16 tỉnh, thành đang cấp thẻ Căn cước công dân.
Từ ngày 18/11/2019, mọi trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân đều được cấp Giấy xác nhận số CMND.
+ Trình tự, thủ tục:
Bước 1: Mang theo Sổ hộ khẩu, điền thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân, ghi “có” tại mục 22. Yêu cầu của công dân: Xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Điền Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu CC02.
Bước 3: Trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
+ Cơ quan thực hiện:
Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện;
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;
Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
+ Thời hạn giải quyết:
Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân
Đối tượng thực hiện:
Người đã được cấp thẻ Căn căn cước công dân mà chưa có Giấy xác nhận số CMND hoặc mất Giấy xác nhận số CMND đã cấp
+ Trình tự, thủ tục:
Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân chuẩn bị hồ sơ:
Thẻ Căn cước công dân;
CMND 12 số đã bị cắt góc (nếu có);
CMND 9 số đã bị cắt góc (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Từ ngày 18/11/2019, thủ tục cấp Giấy xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số CMND hoặc bị mất Giấy xác nhận số CMND thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận số CMND (mẫu CC13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA);
– Bản sao thẻ Căn cước công dân;
– Bản sao CMND 9 số (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
Xuất trình bản chính thẻ Căn cước công dân để đối chiếu.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả; hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
+ Cơ quan thực hiện:
Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện;
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;
Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.
+ Thời hạn giải quyết:
Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân
Theo Điều 19 Luật cư trú 2020 quy định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú:
Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.
5. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin.
6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tại khoản 3 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định như sau:
Điều kiện đăng ký thường trú
…
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Sau khi đã đáp ứng được hai điều kiện này người dân có thể nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khi đã đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú thì bạn có thể đi làm Căn cước công dân.
Mời bạn xem thêm
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề Trích lục ghi chú ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu lệ phí làm Căn cước công dân, như sau:
Mức thu lệ phí
1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, khi làm lại Căn cước công dân thì cá nhân phải chịu mức phí là 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
– Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.
– Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.
Thời gian trả CMND: Trong vòng 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.