Xin chào Luật sư, Tôi hiện đang làm cho một doanh nghiệp buôn bán và xuất khẩu gỗ tại khu vực phía Bắc. Doanh nghiệp tôi có liên kết với một công ty marketing và logistic để phát triển và cung ứng nguồn hàng. Các bên liên kết với nhau bởi giao dịch liên kết và được lập thành hợp đồng. Hợp đồng mới nhất của chúng tôi với bên công ty logistic có một phần phụ lục và theo tìm hiểu của tôi thì giao dịch liên kết bắt buộc phải kê khai phụ lục. Mong Luật sư hướng dẫn cho tôi cách kê khai phụ lục giao dịch liên kết. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của anh sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Cách kê khai phụ lục giao dịch liên kết” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là phụ lục giao dịch liên kết?
Giao dịch liên kết được quy định là một loại giao dịch được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau. Các bên tham gia vào quan hệ liên kết được xác định là một bên hoặc các bên có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc điều hành, kiểm soát cũng như góp vốn của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể hiểu Phụ lục là một văn bản phụ được người viết trích riêng từ nguồn chính thống. Nội dung phụ lục phải đảm bảo chính xác, dựa trên cơ sở tính toán hay nghiên cứu. Nội dung này liên quan mật thiết đến các lập luận và số liệu được người viết đưa ra. Các phụ lục được xem là phần tài liệu dẫn chứng cho nội dung nghiên cứu.
Theo đó, Phụ lục giao dịch liên kết được hiểu là một phần được dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số thông tin về giao dịch liên kết được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau.
Cách kê khai phụ lục giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.” Chính vì vậy các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai giao dịch liên kết.
Theo hướng dẫn tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì người kê khai thực hiện kê khai phụ lục I theo hướng dẫn sau:
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
A. Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Mục I. Thông tin về các bên liên kết:
- Cột (2): Ghi đầy đủ tên của từng bên liên kết:
- Trường hợp bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì ghi theo thông tin tại giấy phép đăng ký doanh nghiệp; là cá nhân thì ghi theo thông tin tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
- Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi theo thông tin tại văn bản xác định quan hệ liên kết như giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên liên kết.
- Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.
- Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên kết:
- Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế.
- Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế, mã định danh người nộp thuế, nếu không có thì ghi rõ lý do.
- Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết kê khai hình thức quan hệ liên kết tương ứng với từng bên liên kết bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết, người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.
D. Mục II. Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:
Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP tại Cột (2) thì đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3).
Trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế chỉ đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và không phải kê khai các mục III và IV Phụ lục I kèm theo Nghị định số …../2020/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.1 và E.
Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số …../2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần Đ.2 và E.
Hướng dẫn kê khai phụ lục IV kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
“Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao” (viết tắt là “Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia”), hay tiếng Anh gọi là “Country by Country Report” (CbC Report) trong các hướng dẫn của UN và OECD, là báo cáo cung cấp thông tin chung về việc phân bổ thu nhập toàn cầu của Tập đoàn đa quốc gia và thuế đã nộp tại các quốc gia của Tập đoàn. Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao. Vậy kê khai phụ lục IV kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì người kê khai thực hiện kê khai phụ lục IV theo hướng dẫn sau:
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
A. Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Mục I. Tổng quan về hoạt động phân bổ thu nhập, thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú:
Các nội dung kê theo đơn vị tiền tệ được quy đổi đơn vị tính là đồng Việt Nam theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Trường hợp các bên liên kết thuộc tập đoàn có năm tài chính khác nhau thì báo cáo lợi nhuận lập theo số liệu, thông tin tại báo cáo của năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế.
- Chỉ tiêu “Quốc gia”: Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết là đối tượng cư trú và nơi đặt cơ sở thường trú, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và các bên liên kết thuộc tập đoàn (bao gồm cả trường hợp các bên liên kết này không xác định được là đối tượng cư trú của quốc gia, vùng lãnh thổ nào).
- Trường hợp công ty mẹ tối cao và bên liên kết cư trú thuế ở nhiều nước thì phải thực hiện xác định nơi cư trú thuế theo hướng dẫn của Hiệp định thuế liên quan.
- Trường hợp không có Hiệp định thuế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan thì ghi nước hoặc vùng lãnh thổ bên liên kết đăng ký kinh doanh hoặc ghi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết có cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
…
Không nộp Phụ lục giao dịch liên kết bị phạt bao nhiêu?
Hiện nay pháp luật không có quy định về việc khi nào cần lập phụ lục giao dịch liên kết mà chỉ quy định về những khía cạnh xoay quanh như: đối tượng cần thực hiện giao dịch liên kết, trường hợp được miễn nộp hồ sơ giao dịch liên kết…Theo đó, ngoại trừ các trường hợp được miễn nộp hồ sơ Phụ lục giao dịch liên kết thì việc lập phục lục giao dịch liên kết được thực hiện khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, lập phụ lục giao dịch liên kết được áp dụng đối với những đối tượng tham gia vào quan hệ liên kết, Thứ hai, đáp ứng quy định về trường hợp áp dụng thực hiện phụ lục giao dịch liên kết. Vậy không nộp Phụ lục giao dịch liên kết bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có giao dịch liên kết không nộp Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp Hồ sơ quốc gia theo hồ sơ khai thuế.
Mời bạn xem thêm
- Nộp thuế theo phương pháp kê khai là gì?
- Phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn hợp đồng kinh tế 2023
- Phụ lục hợp đồng được ký mấy lần?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách kê khai phụ lục giao dịch liên kết“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ tốn bao nhiêu tiền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
– Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP tại Cột (2) thì đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3);
– Trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế chỉ đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3) và không phải kê khai các mục III và IV Phụ lục I kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP;
– Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần ở các mục dưới;
– Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần ở các mục dưới.
– Cột (2): Ghi đầy đủ tên của từng bên liên kết:
+ Trường hợp bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì ghi theo thông tin tại giấy phép đăng ký doanh nghiệp; là cá nhân thì ghi theo thông tin tại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu;
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân ngoài Việt Nam (hay còn gọi là cá nhân, tổ chức nước ngoài) thì ghi theo thông tin tại văn bản xác định quan hệ liên kết như giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng, thỏa thuận giao dịch của người nộp thuế với bên liên kết.
– Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú;
– Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên kết:
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì ghi đủ mã số thuế;
+ Trường hợp bên liên kết là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ghi đủ mã số thuế, mã định danh người nộp thuế, nếu không có thì ghi rõ lý do.
– Cột (5): Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết kê khai hình thức quan hệ liên kết tương ứng với từng bên liên kết bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Các chữ các từ A đến L tương ứng với các điểm của khoản 2 Điều 5 nêu trên. Quý doanh nghiệp có thể căn cứ vào quy định trên để đánh dấu “x” vào phần tương ứng.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành cũng như Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì hiện nay pháp luật không có quy định về việc khi nào cần lập phụ lục giao dịch liên kết mà chỉ quy định về những khía cạnh xoay quanh như: đối tượng cần thực hiện giao dịch liên kết, trường hợp được miễn nộp hồ sơ giao dịch liên kết,…Theo đó, ngoại trừ các trường hợp được miễn nộp hồ sơ Phụ lục giao dịch liên kết thì việc lập phục lục giao dịch liên kết được thực hiện khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện