Hiện nay các thủ tục hành chính được giải quyết rất nhanh gọn và dễ dàng qua các ứng dụng, phần mềm của cơ quan nhà nước. Thủ tục xuất nhập khẩu cũng là một trong những lĩnh vực đã được áp dụng hệ thống online. Việc khai hay huỷ tờ khai hải quan đã không còn quá khó khăn vì đã có dịch vụ công. Vậy dịch vụ công là gì? Cách huỷ tờ khai trên dịch vụ công như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Dịch vụ công là gì ?
Dịch vụ công (DVC) được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dan; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
Cung ứng dịch vụ (Sevice delivery) được hiểu “liên quan đến việc cung cấp hàng hóa công hữu hình và bản thân các dịch vụ vô hình”.
Như vậy, dịch vụ công không chỉ thuần tuý là dịch vụ do Nhà nước cung cấp, bản chất của nó là sự cung ứng hàng hóa, sản phẩm hữu hình hoặc vô hình cho lợi ích công cộng.
Theo đó, xuất hiện các mô hình cung ứng dịch vụ công: mô hình nhà nước cung cấp tài chính và tổ chức cung ứng dịch vụ; mô hình tư nhân cung ứng tài chính và tư nhân tổ chức cung ứng dịch vụ; mô hình liên kết giữa nhà nước và tư nhân trong cung ứng dịch vụ; mô hình “lấp chỗ trống” (thay thế). Khi hoạt động cung ứng dịch vụ còn khoảng trống nào đó chưa được tính đến thì các cá nhân, tổ chức sẽ được quyền đề xuất bổ sung và thực hiện.
Việc cung ứng dịch vụ công được chia thành khu vực cung ứng dịch vụ công cốt lõi. Theo đó, khu vực cốt lõi này sẽ cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở pháp lý và các nguyên tắc trong quản lý công. Đối với khu vực cung ứng dịch vụ công mở rộng, chủ yếu dựa trên nhu cầu người thụ hưởng, do đó mang tính cạnh tranh cao. Hoạt động cung ứng dịch vụ công được thực hiện trên nguyên tắc, cái gì xã hội làm được thì “Nhà nước sẽ chuyển giao”. Nhà nước chỉ đảm nhận cung ứng các dịch vụ công cốt lõi mà không thể thay thế được.
Tính chất của dịch vụ công
Tính chất của dịch vụ công hiện nay đã có nhiều thay đổi. Có thể đưa ra một số thay đổi cơ bản sau:
– Nhu cầu, thị hiếu của người thụ hưởng dịch vụ công thay đổi. Toàn cầu hóa tạo nên một “thế giới phẳng”, do đó, những nhu cầu gắn với thói quen, truyền thống văn hóa của cư dân bản địa dần được bổ sung, dịch chuyển theo khuynh hướng chung của cộng đồng quốc tế. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ, cơ hội mở rộng, giao thoa về kinh tế, văn hóa – xã hội khiến mảng “cầu” trong dịch vụ trở nên đa dạng hơn.
– Sự thay đổi về “cầu” tác động trực tiếp đến nguồn cung và các biện pháp cung ứng dịch vụ: Phạm vi cung ứng dịch vụ mở rộng. Để cạnh tranh, hoạt động cung ứng dịch vụ sẽ tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp hơn, nắm bắt xu thế nhanh nhạy hơn, do đó, việc cạnh tranh cũng quyết liệt hơn do cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng nhiều hơn.
– Sản phẩm hàng hóa dịch vụ công thay đổi: các sản phẩm hàng hóa dịch vụ công sẽ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tích hợp, không thuần nhất gắn với một vùng lãnh thổ hay một nền văn hóa nào do đối tượng thụ hưởng dịch vụ cũng không thuần nhất như trước đây.
– Việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ thay đổi: Đó là khuynh hướng tiện ích, thiết thực, dễ thay đổi mang tính phổ biến. Việc sử dụng sản phẩm dịch vụ dễ bị tác động theo xu thế, trào lưu. Chính những thay đổi trong cung ứng dịch vụ công đặt ra yêu cầu thay đổi trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
Quản lý cung ứng dịch vụ công
Cung ứng dịch vụ công là do Nhà nước hoặc khu vực tư thực hiện, tuy nhiên, quản lý cung ứng dịch vụ công lại là chức năng quan trọng của Nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề đưa ra là, nhà nước sẽ quản lý như thế nào và quản lý bằng cách nào để một mặt, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của người dân, của cộng đồng xã hội, mặt khác vẫn bảo đảm sự bình ổn, phát triển lâu dài và theo sát các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý (hoặc hành chính) – Administration là việc: “Thực thi hoạt động của những người được giao mục tiêu chung. Một cách xem xét hệ thống hành chính là:
(1) Một môi trường kích thích công tác hành chính cũng như tiếp cận những sản phẩm được tạo ra từ những hoạt động của nó.
(2) Các nguồn vào chuyển tải đi khả năng kích thích của môi trường đến công tác hành chính.
(3) Các nguồn chuyển tải đi những kết quả của hành động hành chính đến môi trường.
(4) Quá trình chuyển hóa nguồn vào thành nguồn ra.
(5) Thông tin phản hồi đưa các nguồn ra của một giai đoạn trở lại quá trình chuyển hóa và trở thành nguồn của giai đoạn sau”.
Liên quan đến thuật ngữ quản lý, còn có một cụm từ khác cũng cần được quan tâm, đó là “Quy trình quản lý phù hợp”. Trong tiếng Anh, “Quy trình quản lý phù hợp” (Administrtive due process) được luận giải là: “Một thuật ngữ bao quát một số điểm trong luật hành chính, đòi hỏi các thủ tục hành chính của các cơ quan chính phủ, các uỷ ban phải dựa trên các chỉ dẫn được ghi thành văn bản nhằm bảo vệ các quyền của cá nhân và bảo vệ họ trước việc sử dụng quyền lực hành chính một cách tùy tiện, không công bằng”.
Nhà nước quản lý dịch vụ công thông qua bộ máy hành chính quan liêu. Bộ máy hành chính quan liêu (Bureaucracy) là hệ thống hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách thông qua các thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa và dựa trên khả năng chuyên môn hóa nhiệm vụ. Theo nghĩa ban đầu, nó được mô tả như một phương pháp hành chính được chính thức hóa và hệ thống và hệ thống hóa (mà Max Weber gọi là các quy tắc có thể tính toán được, các tổ chức với những đặc điểm cấu trúc nhằm thúc đẩy hiệu lực và nhằm phấn đấu đạt được một số mục tiêu nhất định).
Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia
Ngày 11/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia quy định nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Quy chế áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quản lý, vận hành, khai thác các thông tin, dịch vụ, tiện ích trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Việc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giao dịch điện tử, an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước và các quy định khác có liên quan, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến được thông suốt, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối thông suốt, liên tục với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm việc vận hành 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.
Việc khai thác, sử dụng lại thông tin của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.
Quy chế nêu rõ các hợp phần của Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: 1- Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; 2- Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; 3- Hệ thống quản lý định danh, xác thực điện tử của Cổng Dịch vụ công quốc gia; 4- Hệ thống thanh toán trực tuyến; 5- Hệ thống đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương; 6- Hệ thống hỗ trợ giải đáp những vấn đề thường gặp trong giải quyết thủ tục hành chính; 7- Giao diện Cổng Dịch vụ công quốc gia; 8- Hệ thống quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia; 9- Các hợp phần khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quyết định công bố thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan; thông tin hướng dẫn, hỏi đáp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan; thông tin, thông báo về tiếp nhận, trả kết quả, hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; thông tin tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng gồm thông tin về đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, khảo sát sự hài lòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; thông tin báo cáo, số liệu, thống kê liên quan đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công khác; thông tin địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử hướng dẫn của các cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; thông tin chủ quản, quản lý, duy trì hoạt động Cổng Dịch vụ công; thông tin đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ;…
– Tích hợp, kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
Quy chế cũng quy định việc tích hợp, kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, trong đó, bộ, ngành, địa phương thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ chính xác, kịp thời đầy đủ thông tin dữ liệu liên quan về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện thu phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công.
Bộ, ngành, địa phương công khai về đầu mối phối hợp thực hiện với ngân hàng thương mại, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên Cổng Dịch vụ công quốc gia làm cơ sở phối hợp thực hiện nghiệp vụ quyết toán, giải quyết tra soát, khiếu nại.
Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tích hợp, kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân.
Cách huỷ tờ khai hải quan trên dịch vụ công
Bước 1: Tiến hành truy cập vào website của Cổng dịch vụ công trực tuyến
Đầu tiên, click vào trang địa chỉ sau: http://pus.customs.gov.vn/faces/ Đây là trang chủ của dịch vụ công hiện nay.
Thực hiện bước tiếp theo trong quy trình thu hồi tờ khai dịch vụ công. Khi truy cập vào màn hình chính, giao diện của trang chủ sẽ như sau. Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống
Sau khi vào trang chủ, bạn cần bấm vào mục “Đăng nhập” để vào hệ thống. Thực hiện cách thu hồi bản kê khai dịch vụ công. Tiếp theo là chuyển sang bước 3.
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký
Sau đó đăng nhập vào tài khoản của doanh nghiệp đang làm việc hoặc tài khoản cá nhân đều được. Bởi vì tờ hủy này không có mục điền chữ kỹ số của doanh nghiệp.
Chỉ các tài liệu liên quan mới được ký điện tử. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản của mình, màn hình trang sẽ như sau:
Tại bước này, bạn sẽ có thể chọn giữa hai mục. Bao gồm “Gửi đơn đăng ký mới” và “Danh sách các bản ghi cũ”. Phần Gửi đơn đăng ký mới dành cho những ai chuẩn bị khai báo và công bố thông tin. Gửi cơ quan hải quan phụ trách ghi sổ cùng tệp dữ liệu trên mạng Internet.
Phần Danh sách Hồ sơ Cũ chứa các hồ sơ đã nộp cho Hải quan trước đó. Nó có thể là một tờ khai đã xử lý hoặc một danh sách các ứng dụng, hoặc một ứng dụng đang chờ xử lý. Bạn thường sử dụng nó để xem phản hồi của hải quan về đơn đăng ký của bạn.
Bước 4: Chọn mục cần khai báo
Khi bạn nhấp vào một mục để gửi đơn đăng ký mới, một cửa sổ sẽ xuất hiện trong đó bạn có thể khai báo doanh nghiệp của mình. Phần 14 mô tả cách hủy tuyên bố dịch vụ công. Bạn hãy lựa chọn mục để gửi đơn hủy tờ khai.
Bước 5: Cung cấp thông tin chính xác
Tiếp theo, bạn cần nhập thông tin để hủy tờ khai. Bạn không nên bỏ lỡ bất kỳ mục nào, hãy xem hướng dẫn trong hình bên dưới. Vui lòng nhập thông tin về tờ khai và thông tin người làm tờ hủy để hủy tờ khai của bạn.
Sau đó tải lên tệp dữ liệu cần thiết để hủy tờ khai dịch vụ công. Theo công văn hủy tờ khai hải quan đang hiện hành, hóa đơn, phiếu đóng gói theo thứ tự tờ khai hải quan hủy. Nếu hải quan yêu cầu thêm tài liệu, hãy chuyển đến phần bổ sung của hồ sơ ở trên. Xin lưu ý rằng tất cả các tệp tấn công cần được chuyển đổi sang PDF. Sử dụng chữ ký điện tử trên tệp.
Bước 6: Xác nhận hủy tờ khai
Sau khi đính kèm đầy đủ các giấy tờ, bạn cần ghi chú lại nội dung cũng như tại sao lại muốn hủy tờ khai. Bấm vào ô gửi để gửi hồ sơ cho hải quan và hoàn tất thủ tục hủy tờ khai trên dịch vụ công.
Mời bạn xem thêm
- Cách đăng ký dịch vụ công trực tuyến theo quy định hiện hành
- Đăng ký xe Online tại Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến Hà Nội
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Cách huỷ tờ khai hải quan trên dịch vụ công”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai …. hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Tiến hành truy cập vào website của Cổng dịch vụ công trực tuyến
Đầu tiên, click vào trang địa chỉ sau: http://pus.customs.gov.vn/faces/ Đây là trang chủ của dịch vụ công hiện nay.
Thực hiện bước tiếp theo trong quy trình thu hồi tờ khai dịch vụ công. Khi truy cập vào màn hình chính, giao diện của trang chủ sẽ như sau. Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống
Sau khi vào trang chủ, bạn cần bấm vào mục “Đăng nhập” để vào hệ thống. Thực hiện cách thu hồi bản kê khai dịch vụ công. Tiếp theo là chuyển sang bước 3.
Huỷ tờ khai hải quan trên dịch vụ công bao gồm 6 bước :
Bước 1+2: Tiến hành truy cập vào website của Cổng dịch vụ công trực tuyến
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký
Bước 4: Chọn mục cần khai báo
Bước 5: Cung cấp thông tin chính xác
Bước 6: Xác nhận hủy tờ khai
Theo công văn hủy tờ khai hải quan đang hiện hành, hóa đơn, phiếu đóng gói theo thứ tự tờ khai hải quan hủy. Nếu hải quan yêu cầu thêm tài liệu, hãy chuyển đến phần bổ sung của hồ sơ ở trên. Xin lưu ý rằng tất cả các tệp tấn công cần được chuyển đổi sang PDF. Sử dụng chữ ký điện tử trên tệp.