Chào Luật sư, hiện nay quy định về gộp sổ BHXH trên vssid như thế nào? Tôi bận nên không có thời gian gộp sổ bảo hiểm xã hội. Tôi thấy hiện nay cho phép gộp sổ BHXH trên vssid mà không biết thủ tục như thế nào. Tôi định hỏi Cách gộp sổ BHXH trên vssid hiện nay mà người quen của tôi không ai nắm rõ vấn đề này. Cách gộp sổ BHXH trên vssid như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Nộp sổ BHXH trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên
Thủ tục này áp dụng đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng thời gian hoặc có thời gian đóng ở nhiều giai đoạn khác nhau.
**Hồ sơ (01 bộ) bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Tất cả các sổ BHXH của NLĐ.
**Trình tự thực hiện gộp sổ BHXH
– Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH thông qua người sử dụng lao động: NLĐ lập Tờ khai TK1-TS.
– Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
– Bước 3. NLĐ nhận kết quả đã giải quyết.
**Cách thức thực hiện gộp sổ BHXH
Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
– Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
– Qua Bưu chính;
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
**Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
**Kết quả giải quyết:
– Sổ BHXH;
– Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).
Cách gộp sổ BHXH trên vssid như thế nào?
Hiện nay triên ứng dụng VssID chưa áp dụng thủ tục gộp sổ BHXH. Vì vậy, đề nghị bạn đến cơ quan BHXH đang tham gia để nộp hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH, bao gồm:
- Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (đối với người lao động);
- Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).
- Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);
- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
Thiếu quá trình đóng BHXH trên VssID thì làm sao?
VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Hiện nay việc đồng bộ dữ liệu quá trình tham gia đóng BHXH, BHTN của người tham gia còn thiếu do quá tải về dữ liệu… nên một số người dùng khi tra cứu quá trình đóng BHXH trên VssID thì chỉ hiển thị thông tin quá trình đóng BHXH ở đơn vị đóng gần nhất, thông tin đóng BHXH trước đó không tra cứu được. BHXH Việt Nam đang khẩn trương khắc phục kỹ thuật nội dung này để trên ứng dụng VssID hiển thị đầy đủ thời gian tham gia đóng BHXH của người dùng.
Tại sao lại phải gộp sổ BHXH?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 quy định rõ:
“1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
2. Một người có từ 02 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 01 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3 Điều 48. Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có).”
Thực tế hiện nay tình trạng người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên tồn tại rất nhiều. Việc có 2 sổ bảo hiểm xã hội có nhiều lý do khác nhau khi người lao động thay đổi công ty, đơn vị làm việc nhưng không thực hiện chốt sổ tại đơn vị cũ, dẫn đến có 2 sổ (làm việc tại 2 công ty hoặc nhiều hơn nhưng không có thực hiện chốt sổ), người lao động làm việc và tham gia đóng BHXH cùng lúc tại nhiều công ty hoặc khi người lao động làm việc tại 2 tỉnh khác nhau; cũng có nhiều trường hợp tham gia BHXH không hề biết mình có nhiều hơn 1 sổ BHXH trở lên. Chỉ khi bắt đầu làm hồ sơ nhận trợ cấp liên quan thì mới phát hiện ra.
Như vậy, khi sở hữu nhiều hơn 2 sổ BHXH người lao động sẽ không được giải quyết chế độ bảo hiểm theo quy định. Khi đó người lao động cần thực hiện thủ tục gộp các sổ BHXH lại thành 1 sổ duy nhất theo đúng quy định của Luật hiện hành. Việc gộp sổ BHXH giúp người lao động cập nhật đầy đủ và chính xác thời gian tham gia BHXH và không mất đi lợi ích của mình cũng như đáp ứng quy định của cơ quan về số lượng sổ bảo hiểm.
Khuyến nghi
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách gộp sổ BHXH trên vssid như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
- Các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí là ai?
- Đất sản xuất kinh doanh có được xây khách sạn
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp thông tin sai phải tiến hành điều chỉnh và làm thủ tục gộp sổ, cấp lại sổ BHXH mới. Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp. Số sổ BHXH hủy do gộp sổ BHXH phải chuyển về Trung tâm Thông tin BHXH Việt Nam tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung để BHXH tỉnh, BHXH huyện tra cứu khi xác nhận và giải quyết các chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Sau khi kiểm tra các thông tin ghi trên sổ chính xác thì người lao động hoặc doanh nghiệp/đơn vị thực hiện thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhiều sổ bao gồm:
– Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
– Tất cả các sổ BHXH cần gộp
– Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin đối với doanh nghiệp) (nếu có):
– CMTND/CCCD, giấy khai sinh, trích lục khai sinh, …
– Công văn xác nhận điều chỉnh thông tin sai (nếu có)
– Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động)
– Các giấy tờ khác có liên quan.
– Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính;
– Qua Bưu chính;
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp quận/huyện;