Sơ yếu lý lịch thường được yêu cầu khi nhân viên nộp đơn xin việc tại một công ty hoặc gia nhập một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó. Đây là hồ sơ mô tả dữ liệu cá nhân, bao gồm các thông tin như tên, ngày sinh, hộ khẩu, dân tộc, tôn giáo, bằng cấp, trình độ học vấn,… trong đó có bao gồm thông tin về nơi sinh của cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào? Có những loại hình sơ yếu lý lịch nào? Cách viết sơ yếu lý lịch ra sao? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Có những loại hình sơ yếu lý lịch nào?
Sơ yếu lý lịch là hồ sơ dùng để mô tả quá trình làm việc, kỹ năng, thành tích và các thông tin liên quan khác về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của ứng viên để nhà tuyển dụng hiểu rõ. Có nhiều loại sơ yếu lý lịch hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hiện nay có 2 loại hình sơ yếu lý lịch phổ biến đó là sơ yếu lý lịch viết tay và sơ yếu lý lịch đánh máy. 2 loại hình này không quá khác biệt về hình thức trình bày và thông tin. Tuy nhiên, sơ yếu lý lịch viết tay có thể cho thấy được chữ viết và tính cẩn thận của bạn, trong khi sơ yếu lý lịch đánh máy có thể cho thấy được kỹ năng tin học và tính hiện đại của bạn.
Bạn nên chọn loại hình sơ yếu lý lịch phù hợp với vị trí bạn muốn ứng tuyển hoặc yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
Với loại hình Sơ yếu lý lịch viết tay bạn có thể mua bản in sẵn tại các hiệu sách, cửa hàng tạp hóa, quán photo. Giấy tờ này thường nằm trong Bộ hồ sơ xin việc, kèm theo Đơn xin việc, Giấy khai sinh, Giấy khám sức khỏe. Lưu ý, bạn cần trình bày các thông tin một cách rõ ràng, khoa học, tránh tẩy xóa để gây thiện cảm cho người đọc.
Còn đối với loại hình Sơ yếu lý lịch đánh máy bạn cần đảm bảo tính khoa học, sạch đẹp hơn so với bản viết tay. Ngoài ra, nếu không may điền sai thì bạn vẫn có thể sửa chữa lại dễ dàng.
Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào?
Anh M dự định nộp hồ sơ thi tuyển vào công chức nhưng khi đọc các quy chế, anh thấy yêu cầu phải nộp sơ yếu lý lịch. Vì trước đây nơi sinh của anh tại các giấy tờ nhân thân thường bị nhầm lẫn với nguyên quán nên anh băn khoăn về vấn đề này khi viết sơ yếu lý lịch. Khi đó, anh M băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh, như sau:
1. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.
3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:
a) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
b) Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).
c) Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
d) Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).
4. Mục Nơi cư trú được ghi như sau:
a) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
b) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
5. Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.
6. Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
a) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
b) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).
c) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.
7. Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
8. Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ….); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York….).
9. Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
10. Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.
Theo đó, trường hợp con của bạn được sinh tại bệnh viện thì Mục Nơi sinh phải ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
Như vậy, cách ghi đúng trong trường hợp này sẽ là “Bệnh viện Chợ Rẫy, phường 12, quận 5, thành phồ Hồ Chí Minh”.
Mời bạn xem thêm: Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin
Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch chi tiết
Sơ yếu lý lịch là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ tuyển sinh và xin việc của mỗi cá nhân. Khi đó, bạn cần chọn loại ơ yếu lý lịch phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển hoặc công việc mà bạn muốn nhà tuyển dụng yêu cầu. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, cách viết sơ yếu lý lịch như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật rất đơn giản, chỉ cần dựa theo bản mẫu có sẵn là được. Tuy nhiên, để tờ khai được chỉn chu, đúng chuẩn bạn hãy tham khảo một số hướng dẫn dưới đây:
Họ tên: Mục này cần viết in hoa toàn bộ như trong sổ hộ khẩu và CMND. Nét chữ rõ ràng, đặc biệt là các dấu cần ghi rõ, to để tránh sự sai sót khi người xem xác nhận thông tin.
Giới tính: Cần ghi đúng giới tính như trong giấy khai sinh.
Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông bà nội, bố (cha, ba) của bạn. Trong trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể điền quê quán của mẹ hoặc người đã nuôi dưỡng bạn từ nhỏ. Và địa chỉ này cần khớp với thông tin trên CMND/CCCD của bạn.
Tôn giáo: Nếu bạn đang theo tôn giáo nào hãy điền vào (Ví dụ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Nếu không có thì điền Không.
Trình độ văn hóa: Mục này cần kê khai cấp độ học tập của bạn dựa trên các cấp học phổ thông hiện nay (là 12/12 chính quy hoặc 12/1 bổ túc). Đây là một trong hai yếu tố của trình độ học vấn. Ngoài ra, chúng ta còn trình độ chuyên môn ý nói về năng lực của bạn về một lĩnh vực cụ thể nào đó và được phân chia thành các cấp bậc như: Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, tiến sĩ…
Khen thưởng/ Kỷ luật: Hãy liệt kê những khen thưởng và kỷ luật mà bạn đã nhận được trong suốt quá trình học tập và làm việc trước đó.
Thành phần gia đình: Hãy liệt kê và ghi rõ họ tên, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình bạn.
Lời cam đoan và ký tên: Sau khi hoàn thành các mục nêu trên, hãy viết lời cam đoan rằng các thông tin nêu trên đều đúng sự thật, sau đó ký, ghi rõ họ tên.
Chứng thực của địa phương/nơi đang học tập, làm việc: Bản sơ yếu lý lịch chỉ có hiệu lực khi có chữ ký, con dấu của cơ quan bạn đang làm việc, học tập hoặc nơi bạn đăng ký hộ khẩu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách ghi nơi sinh trong sơ yếu lý lịch như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Trong thực tế thì lại có khá nhiều người vẫn đang cho rằng sơ yếu lý lịch chính là CV và ngược lại. Tuy nhiên, sơ yếu lý lịch và CV là 02 giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin việc và chúng hoàn toàn khác nhau.
Trong trường hợp thiếu thông tin về quê quán, tức là thông tin hộ tịch, theo đó, khi thiếu thông tin về quê quán, Quý vị có thể bổ sung thông tin hộ tịch theo các quy định tại các Điều 27 và 29 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.